Mỹ, Đức, Ý bắt tay chế tạo tên lửa phòng không

Tổng hợpThứ Hai, 20/09/2010 06:40:00 +07:00

(VTC News) – Là hệ thống phòng khôn tầm trung thế hệ mới, MEADS sẽ được sử dụng để thay thế tên lửa Patriot, Hawk của Mỹ - Đức và Nike Hercules của Ý.

(VTC News) – Là hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa tầm trung thế hệ mới, MEADS sẽ được sử dụng để thay thế tên lửa Patriot, Hawk của Mỹ - Đức và Nike Hercules của Ý.

 

Mô phỏng khả năng tác chiến của tổ hợp tên lửa phòng không chung MEADS của Mỹ, Đức và Ý.

Do đáp ứng được các yêu cầu cần thiết nên dự án nghiên cứu tổ hợp tên lửa phòng không chung MEADS (Medium Extended Air Defense Systems) giữa Mỹ, Đức và Ý đã được thông qua và chuẩn bị tiến hành triển khai các bước tiếp theo.

 

Theo tuyên bố của Giám đốc nhà máy MEADS International Steve Barnoske, quá trình bảo vệ dự án đã kéo dài trong suốt hai năm qua và mãi đến tận tháng 8 vừa qua mới đến hồi quyết định – giai đoạn đánh giá chung dự án.

 

Dự án nghiên cứu, chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không chung MEADS giữa các Hãng: Lockheed Martin của Mỹ, LFK của Đức và một chi nhánh của Hãng MBDA của Ý đã được triển khai tại nhà máy MEADS International ở thành phố Orlando (Mỹ).

 

Mô hình sơ đồ bố trí các thành tố của tổ hợp tên lửa phòng không MEADS. 

Tuy nhiên, quá trình điều hành chung dự án, sản xuất và bảo dưỡng tổ hợp tên lửa phòng không MEADS sẽ do tổ chức NAMEADSMA (NATO Medium Extended Air Defence System Design and Development, Production and Logistics Management Agency) của NATO chỉ đạo chung.

 

Đánh giá về tổng kinh phí chi cho toàn bộ kế hoạch nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm và sản xuất, các nhà nghiên cứu của NAMEADSMA cho rằng, dự án này rơi vào khoảng 19 tỷ USD.

 

So với dự toán ngân sách quốc phòng năm 2011 của Mỹ, con số này đã vượt quá tới 1 tỷ USD mà lại bị trì hoãn tới 18 tháng – khẳng định của Ủy ban Thượng viện phụ trách về quốc phòng (SASC) trong cuộc họp bàn về dự thảo ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2011 diễn ra vào tháng 6 vừa qua.

 

 Mô hình hóa vị trí bố trí, triển khai của các thành tố tổ hợp tên lửa MEADS trên thực địa khi tham gia tác chiến.

Xuất phát từ nhận định này, Ủy ban SASC đã yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ phải tiến hành bảo vệ dự án, nếu không sẽ đình chỉ. Hiện nay, Mỹ đã đầu tư cho dự án này khoảng 58,3 % tổng kinh phí cho toàn bộ chương trình, trong khi Đức và Ý mới chỉ đóng góp tương ứng là 25% và 16,7%.

 

Được biết, dự án nghiên cứu chung tổ hợp tên lửa phòng không MEADS đã được lên kế hoạch từ năm 1996, đến năm 1999 một vài Hãng do Lockheed Martin dẫn đầu đã ký hợp đồng trị giá 300 triệu USD để nghiên cứu, chế tạo biến thể của tổ hợp tên lửa phòng không MEADS.

 

Tổ hợp tên lửa phòng không Patriot của Mỹ. 

Tiếp đó, vào tháng 9/2004 NAMEADSMA đã ký hợp đồng với MEADS International trị giá 2 tỷ USD và 1,4 tỷ euro (1,8 tỷ USD) để tiến hành nghiên cứu và thiết kế thử nghiệm trong khuôn khổ chương trình chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không MEADS.

 

Theo điều kiện hợp đồng, để tiến hành thử nghiệm MEADS International cần phải cung cấp 6 sở chỉ huy dã chiến, kiểm soát, thông tin liên lạc, điện toán hóa và trinh sát BMC4I (Battle Management Command, Control, Communications, Computers and Intelligence), 4 thiết bị phóng, 3 trạm radar quan sát rộng, 3 trạm radar đa năng điều khiển hỏa lực và 20 tên lửa phòng không có điều khiển PAC-3 MSE (Missile Segment Enhancement).


Tổ hợp tên lửa phòng không Nike Hercules của Ý.  

Theo kế hoạch, mẫu thử nghiệm đầu tiên của tổ hợp tên lửa phòng không chung MEADS sẽ được cung cấp vào cuối năm nay khi BMC4I đã được chuyển giao cho căn cứ không quân Pratica di Mare (gần thủ đô Rome của Ý) để chuẩn bị tiến hành thử nghiệm, còn các thiết bị phóng và trạm radar đa năng điều khiển hỏa lực sẽ được chuyển giao vào năm 2011, riêng trạm radar quan sát rộng sẽ được thử nghiệm trên lãnh thổ của Mỹ.

 

Tổ hợp tên lửa phòng không MEADS sẽ bắt đầu thử khai hỏa vào năm 2012 tại bãi thử White Sands bang New Mexico.


Kết thúc giai đoạn thử nghiệm sẽ là đợt kiểm tra khả năng đánh chặn của tên lửa trước các mối nguy cơ tiềm năng được mô hình hóa ở nhiều dạng khác nhau trên Thái Bình Dương diễn ra vào năm 2015.

 

Tổ hợp tên lửa phòng không Hawk. 

Các thông tin khác có liên quan đến tổ hợp tên lửa phòng không chung này đến nay vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, theo kế hoạch ban đầu, Mỹ sẽ sở hữu khoảng 48 tổ hợp tên lửa loại này, Đức 24 đơn vị và Ý 9 đơn vị.

 

Hữu Kỷ -Nhật Minh (Theo Armstrade)

 

 

 

Bình luận
vtcnews.vn