Tìm hiểu nguồn gốc các tàu sân bay đã, sẽ mua của TQ

Tổng hợpThứ Tư, 25/08/2010 09:50:00 +07:00

(VTC News) – Trung Quốc sẽ mua một vài chiếc tàu sân bay từ nhiều quốc gia khác nhau để nghiên cứu kinh nghiệm đóng tàu sân bay của các quốc gia này.

(VTC News) – Hải quân Trung Quốc đã, đang và có thể sẽ mua một số tàu sân bay từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có tàu sân bay Melbourne của Úc đóng năm 1994, tàu sân bay hạng nặng từ thời Liên Xô Varangian, Minsk và Kiev để nghiên cứu kinh nghiệm đóng tàu sân bay của các quốc gia này phục vụ cho quá trình chế tạo tàu sân bay đầu tiên của mình.


 

Trung Quốc chuẩn bị đóng tàu sân bay nội địa đầu tiên. 

Tàu sân bay nội địa đầu tiên của quân đội Trung Quốc sẽ được đóng tại Xưởng đóng tàu Changxing theo khuôn khổ chương trình thành lập Hạm đội tàu sân bay nhằm tăng cường tiềm lực và sức mạnh cho Hải quân Trung Quốc.

 

Hiện cơ sở hạ tầng cần thiết tại Xưởng đóng tàu Changxing đã được chuẩn bị đầy đủ. Đây là Xưởng đóng tàu lớn nhất ở Trung Quốc hiện nay. Nó có 4 ụ tàu lớn và 3 dây truyền lắp ráp.

 

Theo kế hoạch, dự án chế tạo tầu sân bay nội địa đầu tiên của quân đội Trung Quốc sẽ diễn ra trong thời gian 20 năm. Trong thời gian này Trung Quốc sẽ kết hợp nghiên cứu kinh nghiệm đóng tàu sân bay của một số quốc gia để phục vụ cho quá trình đóng tàu sân bay nội địa đầu tiên của mình.

 

Tàu sân bay Varangian của Ukraina mà Trung Quốc gọi là Shi Lang đang được nâng cấp,sửa chữa. 

Hơn nữa, đây là lần đầu tiên Trung Quốc đóng tàu sân bay nên cần phải giải quyết hàng loạt các vấn đề kỹ thuật cũng như công nghệ mới nhằm kết nối các thành tố trang bị trên tàu thành một khối thống nhất liên hoàn.

 

Trung Quốc dự kiến sẽ thiết kế, chế tạo tàu sân bay đầu tiên của mình theo hai giai đoạn, trong đó giai đoạn một sẽ kéo dài tới năm 2015-2016, khi đó Trung Quốc sẽ có 2 tàu sân bay mang thiết bị động lực thông thường để bổ sung vào cụm tàu sân bay đầu tiên dự kiến sẽ hình thành vào năm 2020 để triển khai trên vùng biển Đông và Nam Trung Quốc.

Giai đoạn 2 Trung Quốc sẽ hoàn thiện hai tàu sân bay hạng trung với lượng choán nước 65.000 tấn mỗi chiếc mang thiết bị động lực nguyên tử.

 

Dưới đây là một số tàu sân bay của nước ngoài mà Trung Quốc đã và dự định mua để nghiên cứu:

 

Varangian hay Shi Lang tại Xưởng đóng tàu của Trung Quốc. 

Varangian
(từ 19/6/1990 được gọi là Riga, từ năm 2008 được gọi là Shi Lang) là hàng không mẫu hạm hạng nặng thuộc dự án 1143.6 được nghiên cứu, thiết kế và chế tạo tại Phòng nghiên cứu, thiết kế thử nghiệm Nevsk.

 

Năm 1985 Varangian đã được đưa vào biên chế của Hải quân Nga mặc dù phải 3 năm sau mới xuất Xưởng. Đến năm 1993 Nga đã chuyển giao chiếc tàu này cho Hải quân Ukraina, năm 1998 Ukraina lại bán lại chiếc tàu này cho công ty Chong Lot Travel Agency Ltd với giá 20 triệu USD, năm 2008 Trung Quốc đổi tên tàu thành Shi Lang mang số hiệu 83 để tưởng nhớ tới vị thống soái của Trung Quốc.

 

 Shi Lang có tải trọng 59.500 tấn.

Hiện nay, chiếc tàu này đang được tu bổ và sửa chữa trên ụ tàu của một trong những căn cứ hải quân của Trung Quốc đóng tại thành phố Đại Liên. Tuy nhiên, kế hoạch cụ thể sử dụng chiếc tàu này đến nay vẫn chưa được tiết lộ.

 

Trong khi đó, theo nhận định của giới chuyên gia phương Tây, Shi Lang có thể sẽ được đưa vào biên chế trong lực lượng Hải quân Trung Quốc hoặc sử dụng nó như phương tiện huấn luyện.

 

Shi Lang được mua với giá 20 triệu USD. 

Song theo tuyên bố của một vài quan chức cấp cao của quân đội Trung Quốc, chiếc tàu sân bay này sau khi hoàn tất quá trình nâng cấp và hoàn thiện sẽ được đưa vào biên chế tác chiến trong hạm đội Hải quân vào năm nay 2010.

 

Khu quần thể công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc. 

Varangian có tải trọng 59.500 tấn, dài 304,5 m, rộng 38 m, lượng mớn nước 10,5 m. Tàu được trang bị động cơ 4x50.000 mã lực nên có thể đạt tới vận tốc tối đa 29 hải lý (54 km/h), hoạt động trong phạm vi 8.000 dặm và được biên chế kíp lái 1980 người ( trong đó có 520 sỹ quan).

 

Shi Lang có thể mang 50 máy bay và máy bay trực thăng chiến đấu. 

Loại tàu này được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau, trong đó có pháo AK-630M cỡ 30 mm, 12 bệ phóng 4K-80 giành cho tổ hợp tên lửa đối hạm Granit, 4x6 bệ phóng tổ hợp tên lửa phòng không Dagger mang 192 quả tên lửa, 8 bệ phóng Dirk và 2x10 bệ phóng pháo-tên lửa RBU-12000.

Tàu sân bay này có thể mang 26 máy bay tiêm kích Su-34, Mig-29K, 24 máy bay trực thăng săn ngầm Ka-27, Ka-29 và Ka-31.

 

Tàu sân bay hạng nặng Kiev. 

Kiev
Minsk là hai trong bốn (Kiev, Minsk, Novorossisk và Baku)  hàng không mẫu hạm hạng nặng thuộc dự án 1143 được thiết kế, chế tạo tại Nhà máy đóng tàu Biển Đen ở thành phố Nicolaev vào năm 1968.

 

Máy bay cường kích A-5/Q-5 phía mũi khoang tàu sân bay Kiev. 
Máy bay trực thăng Ka-50 trên tàu sân bay Kiev. 
Phi đội máy bay tiêm kích J-6 phiên bản copy của Mig-19 trên tàu sân bay Kiev. 
Máy bay Su-27 trên tàu sân bay Kiev. 
Vũ khí của Su-27 trên khoang tàu sân bay Kiev. 

Sau khi lần lượt đưa vào biên chế trong lực lượng Hải quân Liên Xô, chúng đã tham giam thực hiện nhiều nhiệm vụ tác chiến khác nhau trên nhiều vùng biển và cũng đã lập được không ít công lao cho Hải quân nói riêng và Hồng quân nói chung.

 

Tuy nhiên, do không đủ kinh phí để tiến hành nâng cấp và cải tiến các loại tàu sân bay này nên vào năm 1993 Nga đã quyết định đưa hai chiếc tàu sân bay hạng nặng Kiev và Minsk ra khỏi biên chế.

 

Tàu sân bay hạng nặng Minsk. 
Tàu sân bay Kiev và Minsk là hai trong bốn tàu sân bay thuộc dự án 1143. 
Mig-23 trên tàu sân bay Minsk.
Máy bay cường kích A-5/Q-5 trên tàu sân bay Minsk. 
Trực thăng tấn công Mi-24 trên tàu sân bay Minsk. 

Tàu sân bay loại này có lượng choán nước 31.900/37.000 tấn, dài 273 m, rộng 51 m, lượng mớn nước 8 m, biên chế kíp lái 1.300 người, tốc độ hoạt động tối đa 30 hải lý, phạm vi hoạt động 7.000-13.500 dặm, thời gian hoạt động liên tục trên biển là 45 ngày.

 

Động cơ của máy bay chiến đấu Yak-38. 

Thường thì những tàu sân bay loại này được biên chế 16 máy bay chiến đấu Yak-38 và 18 trực thăng săn ngầm Ka-27. Vũ khí, trang bị trên tàu thường bao gồm:


4x2 bệ phóng tổ hợp tên lửa đối hạm Basalt mang 16 quả tên lửa, 2x2 bệ phóng tổ hợp tên lửa phòng không Storm mang 72 tên lửa, 2x2 bệ phóng tên lửa phòng không Osa-M mang 40 tên lửa, 2x2 khẩu pháo AK-726 cỡ 76,2 mm, 8x6 khẩu pháo AK-630 cỡ 30 mm, 1x2 bệ phóng tổ hợp tên lửa chống ngầm RPK-1 mang 16 ngư lôi-tên lửa, 2x12 bệ pháo tên lửa RBU-6000 mang 129 quả đạn pháo RGB-60, 2x5 khẩu pháo tự động cỡ 533 mm.

 

Mig-27 và hệ thống tên lửa dạng treo. 
Dàn A-5/Q-5 trên tàu sân bay Minsk. 
Hệ thống vũ khí, trang thiết bị hiện đại trên tàu sân bay Minsk. 

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Tổng hợp)

 

 

 

 

 

Bình luận
vtcnews.vn