5 yếu tố có thể khiến giá dầu xuống đáy hay khởi sắc

Kinh tếThứ Ba, 23/12/2014 04:36:00 +07:00

Năm 2014 được coi là một trong những thời điểm tồi tệ nhất của thị trường dầu khí thế giới và để hướng đến năm mới, đâu là yếu tố có thể kéo giá dầu lên

(VTC News) - Năm 2014 được coi là một trong những thời điểm tồi tệ nhất của thị trường dầu khí thế giới và để hướng đến năm mới, đâu là yếu tố có thể kéo giá dầu khỏi vực thẳm? 

Giá dầu thế giới đã giảm sâu hơn 49% trong năm 2014. Những người lạc quan nhất cũng chưa dám nghĩ đến sự hồi phục nhanh chóng khi lượng tiêu thụ hàng năm đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2009. 

"Đây là thời điểm niềm tin của mọi người dành cho OPEC đang ở mức khá thấp" - Jeff Colgan, giáo sư học viện Watson, đánh giá về tình hình địa chính trị của ngành công nghiệp năng lượng. "Liệu cuộc khủng hoảng giá dầu có còn tiếp diễn bao nhiêu lâu vẫn chưa thể kết luận được". 

Tờ Bloomberg mới đây đã đưa ra 5 câu hỏi cần được trả lời về tình hình giá dầu thế giới trong năm 2015: 

1. OPEC có tiếp tục là một khối thống nhất? 

Tổ chức hiện đang nắm giữ 40% thị trường dầu thế giới đang cho thấy những dấu hiệu rạn nứt trong quan hệ giữa các quốc gia thành viên. 
Lượng cung dầu mỏ thế giới (đường xanh đậm) đã tiến gần với lượng cầu (đường xám) và các nước OPEC vẫn chưa tìm được tiếng nói chung
Lượng cung dầu mỏ thế giới (đường xanh đậm) đã tiến gần với lượng cầu (đường xám) và các nước OPEC vẫn chưa tìm được tiếng nói chung
Kể từ năm 2012, sản lượng của OPEC đã vượt mức 30 triệu thùng với trung bình 886.000 thùng /ngày. Hồi tháng 11, trong hội nghị tại Viên, Áo, các quốc gia thành viên đã quyết định cắt giảm sản lượng và một vài thành viên không muốn tham gia. 

Thêm vào đó, lượng cầu về dầu đã giảm về mức thấp nhất trong vòng 12 năm trở lại đây. Các quốc gia mạnh về dầu khí như Cô-oét, Qatar hay Ả Rập Xê-út vẫn có đủ lượng dự trữ để dành chiến thắng trong cuộc chiến tranh về giá với các quốc gia còn lại trong khối. 

Tất cả những sự bất ổn mà OPEC gặp phải sẽ gây ảnh hưởng lớn đến công cuộc bình ổn giá dầu trong năm mới. 

2. Liệu sản lượng dầu đá phiến có bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng giá dầu?

Dầu đá phiến (diệp thạch) là dầu được chiết xuất từ đá phiến và Mỹ có thể tự mình khai thác nhằm tránh lệ thuộc vào nguồn dầu mỏ từ khu vực Trung Đông - nơi đang có nền chính trị bất ổn. 
Dầu đá phiến sẽ giúp Mỹ trở thành đối trọng với các ông chủ phương Đông về dầu mỏ
Dầu đá phiến sẽ giúp Mỹ trở thành đối trọng với các ông chủ phương Đông về dầu mỏ 
Chính vì thế Ả Rập Xê-út đã để cho giá dầu giảm thấp để cạnh tranh hơn với giá dầu đá phiến mà Mỹ. Điều này đã khiến hàng chục những công ty sản xuất dầu đá phiến phải giảm sản lượng và công suất hoạt động, gây ảnh hưởng đến kinh tế Hoa Kỳ.

"Chúng ta sẽ thực sự được thấy giá trị của dầu đá phiến khi giá dầu giảm mạnh" - Paul Horsnell, chuyên gia thuộc Standard Chartered Plc của London đã nhận định. Trong tương lai không xa, có lẽ dầu diệp thạch sẽ là cứu cánh cho việc phụ thuộc vào dầu khí của các quốc gia. 

3. Lượng cầu thế giới có tăng trở lại?

Nền kinh tế châu Âu và châu Á phát triển không mạnh đã khiến lượng cầu về dầu giảm nhanh. Chính vì thế, các nước xuất khẩu dầu mỏ cần phải giảm giá để thúc đẩy thị trường. 
Biểu đồ lượng dầu khí cắt giảm từ cơ quan năng lượng quốc tế trong năm 2014
Biểu đồ lượng dầu khí cắt giảm từ cơ quan năng lượng quốc tế trong năm 2014 
Hiện nay, tại Mỹ, lượng cầu về xăng đã giảm đi đáng kể khi các loại xe hơi tiết kiệm nhiên liệu đã ra đời cùng với sự lên ngôi của các phương tiện giao thông công cộng. Mặc dù vậy, cơ quan năng lượng thế giới (IEA) vẫn dự báo sản lượng dầu tiêu thụ sẽ vào khoảng 900.000 thùng/ngày vào năm 2015, tăng thêm so với năm nay.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, một thị trường đầy hứa hẹn mới đang lớn mạnh rất nhanh, Trung Quốc, có thể sẽ là yếu tố giúp cho lượng cầu tăng trở lại ở mức ổn định. Năm nay, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và trong tương lai, nước này có thể thay thế Mỹ để tiêu thụ lượng dầu lớn nhất.

4. Mỹ có cho phép xuất khẩu nhiều hơn? 

Mỹ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu dầu thô từ hiến pháp nước này năm 1970 để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên với sự gia tăng sản lượng từ các mỏ đá phiến, tình trạng dư thừa đã xảy ra ở nhiều nơi và điều này đã khiến chính phủ phải thay đổi chính sách, nới lỏng lệnh cấm. 
Lượng dầu xuất khẩu của Mỹ đã tăng theo từng năm
Lượng dầu xuất khẩu của Mỹ đã tăng theo từng năm 

Chính phủ hiện nay đã cho phép xuất khẩu hàng triệu thùng dầu mỗi ngày và có thể tăng thêm nếu như luật lệ được thay đổi. Xuất khẩu tăng thêm có thể biến nước Mỹ thành quốc gia xuất khẩu dầu đá phiến lớn của thế giới, vượt qua những cường quốc về dầu mỏ như Nga hay Ả Rập Xê-út cũng như giảm giá dầu mỏ xuống mức thấp hơn. 

5. Bất ổn chính trị làm ảnh hưởng lớn đến lượng cung có được khống chế? 

Hồi tháng 6, khi mà khủng hoảng leo thang ở Ukraina và phiến quân Hồi giáo làm loạn vùng Baghdad, giới chuyên môn phân vân không biết liệu giá dầu có tăng lên đến 114 USD/ thùng không khi mà lượng cung bị ảnh hưởng rất nhiều. 
Cộng đồng quốc tế chờ đợi nhiều hơn những hành động tích cực từ Tổng thống Nga Putin để cứu giá dầu
Cộng đồng quốc tế chờ đợi nhiều hơn những hành động tích cực từ Tổng thống Nga Putin để cứu giá dầu 
Tuy nhiên, vài tháng sau, mọi chuyện đã thay đổi chóng mặt khi Liên bang Nga - cường quốc dầu mỏ của thế giới gặp phải khủng hoảng từ hiệp định cấm vận từ Mỹ và châu Âu. Nga gặp lạm phát cao kỷ lục và đồng Rúp cũng mất giá không phanh đồng thời đẩy giá dầu xuống mức 60 USD/ thùng. 

6 tháng và giá dầu giảm đến 49%. Điều này khó có thể được dự đoán trước. 

Video giá dầu sụt giảm làm biến đổi nền kinh tế thế giới  (Nguồn VOV):


Khánh Huy (Theo Bloomberg)
Bình luận
vtcnews.vn