Trang trại bò sữa Vinamilk được công nhận chuẩn quốc tế

Kinh tếThứ Hai, 21/07/2014 09:09:00 +07:00

(VTC News) - Trang trại bò sữa đầu tiên tại Đông Nam Á được Global G.A.P chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế.

(VTC News) - Trang trại bò sữa đầu tiên tại Đông Nam Á được Global G.A.P chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tê.

Ngày 18/7/2014, tại Nghệ An, Trang trại chăn nuôi bò sữa (CNBS) của Vinamilk đã chính thức được Ông Richard De Boer, đại diện Tổ chức Chứng nhận Global G.A.P.

ConTrolUnion trao giấy chứng nhận đạt chuẩn quốc tế Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn cầu (Global G.A.P.). Trang trại của Vinamilk là trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á được Global G.A.P. chứng nhận và là 1 trong 3 trang trại đạt chuẩn quốc tế GlobalG.A.P. của Châu Á.

Global G.A.P. là công cụ quản lý trang trại nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế về chất lượng sản phẩm, về sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao được chất lượng và giá trị sản phẩm từ đó sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn lực sản xuất nông nghiệp, góp phần làm giàu cho người nông dân và phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung.
Trang trại bò sữa đầu tiên tại Đông Nam Á được Global G.A.P chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tê.
Trang trại bò sữa Vinamilk tại Nghệ An là trang trại bò sữa đầu tiên tại Đông Nam Á đạt tiêu chuẩn quốc tế Global G.A.P. được tổ chức Control Union (Hà Lan) chứng nhận 

Trang trại Nghệ An của Công ty Bò sữa Việt Nam (thuộc Vinamilk) bắt đầu triển khai tiêu chuẩn Global G.A.P. từ tháng 09/2013, sau 8 tháng thực hiện, Trang trại Nghệ An đã được tổ chức này đánh giá đạt chuẩn và chứng nhận.

Công ty đang tiếp tục triển khai đánh giá Tiêu chuẩn GlobalG.A.P. cho toàn bộ các trang trại còn lại của Vinamilk trên toàn quốc. Trước đó, hệ thống 5 trang trại của Vinamilk đều đã đạt hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 do Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas (Pháp) cấp.

Việc trang trại Nghệ An của Vinamilk áp dụng và đạt chứng nhận quốc tế Global G.A.P. sẽ giúp Vinamilk ngày càng tạo được niềm tin cho khách hàng; nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường; nâng tầm của Vinamilk trên thị trường; đáp ứng các yêu cầu của khách hàng ở những thị trường khó tính như Châu Âu và Mỹ;

Là điểm thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng và đấu thầu; là công bố chính thức về sự cam kết đảm bảo về an toàn chất lượng và liên tục cải tiến nhằm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng; sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn lực sản xuất nông nghiệp; đáp ứng quy định của Nhà nước và các nước dự tính bán hàng trong hiện tại và tương lai về quản lý chất lượng.

Để ngành công nghiệp chế biến sữa phát triển bền vững, Vinamilk luôn cố gắng chủ động được nguồn sữa nguyên liệu đạt về số lượng và chất lượng. Từ năm 2006, Vinamilk đã bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi bò sữa một cách trực tiếp thông qua xây dựng các trang trại nuôi bò sữa công nghiệp với tổng vốn khởi điểm là hơn 500 tỷ đồng và hiện nay đã tăng đến 1.600 tỷ (năm 2013).
Trang trại bò sữa đầu tiên tại Đông Nam Á được Global G.A.P chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tê.
Hệ thống vắt sữa tự động hiện đại tại Trang trại bò sữa Vinamilk Nghệ An 

Tính đến thời điểm này Vinamilk có 5 trang trại ở Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Lâm Đồng. Trong kế hoạch năm 2014 -2015, thêm 4 trang trại quy mô lớn đang được Vinamilk xây dựng và đưa vào hoạt động như các trang trại Thống Nhất (Thanh Hóa), Như Thanh (Thanh Hóa), Hà Tĩnh và Tây Ninh.

Trong giai đoạn 2014 – 2016, Vinamilk dự kiến sẽ tiếp tục nhập bò giống cao cấp từ các nước Úc, Mỹ để đáp ứng cho nhu cầu con giống của các trang trại mới. Hiện nay, tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết hợp đồng bán sữa cho Vinamilk là hơn 80.000 con bò, mỗi ngày cung cấp khoảng 550 tấn sữa tươi nguyên liệu để sản xuất ra trên 3.000.000 (3 triệu) ly sữa.

Và với kế hoạch phát triển các trang trại mới, công ty sẽ đưa tổng số đàn bò của Vinamilk từ các trang trại và của các nông hộ lên khoảng 100.000 con vào năm 2017 và khoảng 120.000 - 140.000 con vào năm 2020, với sản lượng nguyên liệu sữa dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi, là 1.000 - 1.200 tấn/ngày đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu sữa thuần khiết dồi dào cho hàng triệu gia đình Việt Nam.

Ông Nguyễn Đăng Vang (Uỷ viên hội đồng chính sách khoa học và công nghệ quốc gia, Chủ Tịch hội chăn nuôi Việt Nam) cho biết: “Hôm nay, chúng tôi, đại diện cho cơ quan quản lý Nhà nước về ngành chăn nuôi, rất lấy làm vui mừng được tham dự và chứng kiến một trang trại chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam nhận được giấy chứng nhận đạt chuẩn quốc tế Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn cầu (Global G.A.P.), là 1 trong 3 trang trại đạt chuẩn này tại Châu Á và là trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á.
Trang trại bò sữa đầu tiên tại Đông Nam Á được Global G.A.P chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tê.
Ông Richard De Boer, đại diện Tổ chức Chứng nhận Global G.A.P. ConTrolUnion (Hà Lan) trao giấy chứng nhận đạt chuẩn quốc tế Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn cầu (Global G.A.P.) cho trang trại của Vinamilk 

Ngành CNBS tại Việt Nam luôn được Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện phát triển trong những năm qua. Sự phát triển CNBS tại Việt Nam từ năm 2007 đã chuyển biến mạnh mẽ từ giai đoạn phát triển CNBS ở các nông hộ quy mô nhỏ sang các trang trại CNBS quy mô công nghiệp với quy mô đàn bò lớn, công nghệ chăn nuôi tiên tiến với chuồng trại và thiết bị hiện đại, quy trình chăn nuôi khoa học, áp dụng nhiều tiến bộ công nghệ của ngành CNBS trên Thế giới mà các trang trại của Vinamilk là tiên phong đi đầu.

Sự thành công của các trang trại Vinamilk đã góp phần minh chứng tính khả thi và đúng đắn của Nhà nước và Chính phủ về chiến lược phát triển CNBS trong nước, tự túc và chủ động nguồn sữa nguyên liệu cho chế biến và cho sự phát triển tầm vóc của người Việt Nam.

Chúng tôi xin được chúc mừng trang trại CNBS của Vinamilk đạt được Chứng nhận Trang Trại Đạt Chuẩn Quốc Tế GlobalG.A.P. đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á và mong rằng Vinamilk sẽ góp phần chia sẻ và hỗ trợ nhiều trang trại khác tại Việt Nam đạt được thành tích này.
Trang trại bò sữa đầu tiên tại Đông Nam Á được Global G.A.P chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tê.
Tại chương trình, Bà Bùi Thị Hương – Giám Đốc Đối Ngoại Vinamilk cũng trao tặng 71.550 ly sữa của chương trình Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm 2014 cho nghèo trẻ em tỉnh Nghệ An. 

Chúng tôi cũng mong muốn Công ty Control Union và Chính Phủ Hà Lan, thông qua các hoạt động của mình, hỗ trợ nhiều trang trại CNBS khác tại Việt Nam đạt được Global G.A.P.”.

Thông tin thêm về Vinamilk

Bên cạnh nguồn sữa nguyên liệu đầu tư trong nước, Vinamilk còn chú trọng đầu tư tại các nước có ngành chăn nuôi bò sữa tiên tiến như New Zealand. Nhà máy Miraka (New Zealand) do Vinamilk đầu tư 19.3% cổ phần, có tổng vốn đầu tư hơn 120 triệu USD, chuyên sản xuất sản phẩm bột sữa nguyên kem chất lượng cao.

Nhà máy có công suất 32.000 tấn sữa bột/năm và dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng UHT có công suất 60 triệu lít sữa/ năm và thiết kế để có thể mở rộng trong tương lai.

Tháng 8/2014, dây chuyền sữa tươi tại Miraka dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động. Dây chuyền sản xuất sữa tươi có công suất 60 triệu lít sữa/năm, với tổng vốn đầu tư hơn 21.9 triệu USD. Với dây chuyền này, Vinamilk sẽ gia tăng sản lượng sữa tươi đóng hộp nhập về Việt Nam với thương hiệu Twin Cows.

Đồng thời, sản lượng sữa từ nhà máy tại New Zealand này sẽ là nguồn sữa nguyên liệu góp phần đảm bảo cho việc chủ động nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sữa của công ty Vinamilk tại Việt Nam.

Từ năm 2013 Vinamilk còn đầu tư xây dựng hai "siêu" nhà máy sản xuất sữa bột và sữa nước tại Việt Nam. Nhà máy sữa Việt Nam xây dựng trên diện tích 20 ha với tổng vốn đầu tư 2.400 tỷ đồng, đặt tại tỉnh Bình Dương và tập trung vào các sản phẩm sữa nước.

Với công suất thiết kế giai đoạn 1 là 400 triệu lít sữa/năm, giai đoạn 2 (dự kiến triển khai vào 2017) là 800 triệu lít. Nhà máy sữa bột trẻ em Việt Nam có vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng với công suất thiết kế 54.000 tấn sữa bột/một năm. Nhà máy đi vào hoạt động giúp cho trẻ em nói riêng và người tiêu dùng Việt Nam nói chung được sử dụng những sản phẩm sữa có chất lượng tốt không kém sữa bột nhập khẩu nhưng giá chỉ bằng một nửa.

Vào tháng 5/2014, Vinamilk đã chính thức động thổ nhà máy tại Campuchia. Dự án có tổng vốn đầu tư 23 triệu USD, trong đó Vinamilk có tỉ lệ nắm giữ sở hữu 51%. Năm 2015, khi dự án đi vào hoạt động doanh thu năm đầu tiên ước tính đạt khoảng 35 triệu USD và tăng dần qua các năm sau.

Vinamilk cũng vừa nhận được giấy phép đầu tư vào Ba Lan, với quy mô khoảng 3 triệu USD. Dự án này sẽ đóng vai trò cung cấp nông sản và gia súc để hỗ trợ sản xuất cốt lõi của Vinamilk các sản phẩm sữa, đồ uống và thực phẩm. Đồng thời, dự án còn là cửa ngõ cho Vinamilk tiếp cận và mở rộng ở thị trường châu Âu. Ngoài hai dự án mới này, Vinamilk đang xem xét khả năng đầu tư vào Myanmar và một số nước khác.

Thông tin thêm về yêu cầu của tiêu chuẩn Global G.A.P

Tại Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, người sản xuất nông nghiệp ít muốn thực hiện và duy trì cách thức nuôi trồng nông sản thực phẩm an toàn vì chi phí cao nhưng lại không dễ dàng bán được giá cao hơn so với sản phẩm không an toàn.

Khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chưa có trang trại chăn nuôi bò sữa nào thực hiện chứng nhận tiêu chuẩn GlobalG.A.P. nên chưa có tổ chức nào chứng nhận. Qua 2 năm nghiên cứu và thực hiện theo tiêu chuẩn, Vinamilk quyết định chọn tổ chức ControlUnion (Hà Lan) đánh giá chính thức.

Đồng thời tiêu chuẩn đòi hỏi những quy tắc sau:

Nguồn thức ăn

1. Thức ăn thô xanh:

Yêu cầu: không có thuốc bảo vệ thực vật do thức ăn thô xanh phải nhập từ bên ngoài của nông dân, thực tế tại Việt Nam người nông dân thường lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong việc phòng trừ sâu bệnh hại; chưa được tập huấn sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật; không chú ý đến thời gian cách ly thuốc và sử dụng thuốc có độ độc cao, không có trong danh mục nhà nước cho phép.

Thực hiện: Trang trại có quy định, quy trình và hồ sơ theo dõi từng nhà cung cấp thức ăn có ký hợp đồng với trang trại, chỉ thu cắt thức ăn thô xanh khi qua thời gian thải trừ và nếu có sử dụng thuốc phải là thuốc có trong danh mục được cho phép bởi luật định.

2. Thức ăn tinh & hỗn hợp:

Đối với thức ăn tinh:

Yêu cầu: Không có chứa các nguồn nguyên liệu từ bột cá (nghiêm cấm sử dụng các nguyên liệu sử dụng đạm động vật trong sách đỏ).

Đối với thức ăn hỗn hợp:

Yêu cầu: phải đạt tiêu chuẩn Global G.A.P

Thực hiện: Trang trại mua hàng hóa đều có xuất xứ và công bố rõ ràng của nhà cung cấp, tất cả thức ăn đều kiểm tra chất lượng định kỳ.

Năng lượng

Yêu cầu có chương trình tiết kiệm năng lượng điện năng:

Thực hiện: Trang trại đã sử dụng nguồn năng lượng Bioga để đun nấu và đang nghiên cứu tận dụng thắp sáng.

Yêu cầu tiết kiệm nguồn tài nguyên nước:

Thực hiện: Trang trại luôn theo dõi và báo cáo sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên.

Môi trường


1. Yêu cầu: Phải có hệ thống xử lý nước thải.

Thực hiện: Trang trại đã có hệ thống tách phân và nước phân xử lý đạt để tưới tiêu.

2. Rác phải phân loại rác thường, rác thải nguy hại tại nguồn và cách xử lý theo quy định của luật pháp.

Thực hiện: Trang trại đã phân lập và đối với rác thải nguy hại đã ký hợp đồng với nhà cung cấp có chức năng xử lý

3. Tạo cảnh quan môi trường xung quanh, bảo vệ động vật hoang dã:

Thực hiện: Hàng năm, trang trại lên kế hoạch trồng cây xanh xung quanh trang trại, bảo tồn động vật hoang dã, không sử dụng thuốc diệt cỏ ảnh hưởng cảnh quan xung quanh đối với động vật hoang dã, nguồn nước, làm ngộ độc các động vật thủy sinh cũng là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Động vật nuôi được đối xử thân thiện:

Yêu cầu: Tất cả chuồng trại, lối đi và vách bao quanh không có vật nhọn sắc, góc quẹo, góc chết, góc khuất, nền sàn quá trơn hoặc các máy móc thiết bị gây tổn thương đến vật nuôi; khu vực nghỉ ngơi phải thoải mái và khô ráo, sạch sẽ và có tấm đệm thích hợp cho vật nuôi nằm.

Thực hiện: Trang trại xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đảm bảo đầy đủ yêu cầu.

Người lao động và khách hàng

Người lao động:


Yêu cầu: Kiểm tra sức khỏe đầy đủ, tạo môi trường làm việc an toàn, giảm thiểu các rủi ro liên quan đến sức khỏe người lao động (khám sức khỏe định kỳ, đào tạo an toàn lao động, trang bị bảo hộ lao động đầy đủ,…); người lao động được quan tâm và chia sẻ bởi công đoàn.

Thực hiện: Tất cả cán bộ công nhân viên được khám sức khỏe định kỳ, đào tạo đầy đủ về an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, các tình huống sơ cấp cứu, ứng phó khẩn cấp; hòm thư góp ý luôn sẵn sàng để người lao động dễ dàng tiếp cận và gửi thông tin. Định kỳ có cuộc họp trao đổi chia sẻ thông tin giữa người lao động và công đoàn.

Khách hàng:

Yêu cầu: Luôn phải tiếp nhận và xử lý thông tin của khách hàng

Thực hiện: Trang trại tiếp nhận thông tin của khách hàng qua nhiều hình thức: hòm thư, mail, văn bản….. và trang trại luôn theo dõi, phản hồi kịp thời.

Đối với người tiêu dùng:

Sữa tươi: Yêu cầu không có dư lượng thuốc kháng sinh.

Thực hiện: Trang trại luôn tuân thủ thời gian thải trừ thuốc, khi bò điều trị đều có dấu hiệu nhận dạng trên từng con bò, trong phầm mềm quản lý đàn và tách lô riêng, có dụng cụ thử nghiệm lại sữa bò điều trị trước khi nhập bồn,

Thịt bò:

Yêu cầu: Không có dư lượng thuốc kháng sinh tồn dư; không có nguy cơ mối nguy về kim tiêm khi điều trị làm gẫy đính vào trong thịt đi vào chuỗi thực phẩm làm ảnh hưởng cho con người, phải được Cơ quan Thú y địa phương chứng nhận an toàn không có dịch bệnh đối với người sử dụng.

Thực hiện: Trang trại xây dựng các quy trình kiểm soát và tuân thủ các yêu cầu của luật định.


Nguồn: Vinamilk
Bình luận
vtcnews.vn