Cận cảnh "công nghệ" bơm thạch vào tôm tại Việt Nam

Kinh tếThứ Năm, 26/08/2010 06:03:00 +07:00

(VTC News) - Tầm 8h sáng, công việc của họ lại bắt đầu với quy trình: phân loại tôm, nấu thạch rau câu, dùng kim tiêm bơm thạch vào tôm, đem ướp đá...

(VTC News) - Những “lò" bơm tạp chất như cơ sở kinh doanh thủy sản Sơn Huệ hoạt động khá công khai. Tầm 8h sáng, sau khi những chủ đầm mang tôm tới bán đã về hết, công việc của họ lại bắt đầu với quy trình: phân loại tôm, nấu thạch rau câu, dùng kim tiêm bơm thạch vào tôm, đem ướp đá, khuân các thùng xốp ra xe hàng,…

Như tin ban đầu VTC News đã phản ánh đến độc giả trong bài viết Kinh hoàng công nghệ bơm thạch vào tôm tại Việt Nam, thời gian qua Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường – Công an Tỉnh Nam Định đã phát hiện và xử lý 2 cơ sở bơm tạp chất vào tôm. Tạp chất lạ ấy, sau khi làm rõ, được xác định chính là thạch rau câu.

Theo chủ cơ sở kinh doanh thủy sản Sơn Huệ (Đội 10, Nghĩa Thắng, Nghĩa Hưng) vừa bị phát hiện, chị ta mua tôm của nông dân với giá 130.000 đồng/kg, về thuê người “chế” rồi bán ra 115.000 đồng/kg mà vẫn có lãi. Bởi khi bơm tạp chất vào, 1kg sẽ "đội" lên thành 1,2 – 1,3kg. Không những thế, cỡ tôm cũng được nâng lên  từ 30 con/kg, sau khi bơm sẽ chỉ còn 23 - 24 con/kg.

Nguyễn Thị Huệ - Chủ cơ sở kinh doanh thủy sản Sơn Huệ. 


Trước đó, với cơ sở Thống Thía (Xóm 4, Nam Điền, Nghĩa Hưng – bị phát hiện và xử lý cuối năm 2009), sau khi thu mua tôm từ các đầm, Thống thuê người chia tôm thành 2 loại: tôm sống và tôm chết. Những con tôm chết sẽ được bơm thạch rồi cho vào thùng xốp ướp đá cho thạch đông lại. Khi có khách đặt mua, cơ sở sẽ gửi hàng theo xe khách tới các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh hoặc TP.Nam Định. Cứ mỗi kg tôm có tạp chất bán đi, anh ta lãi thêm vài nghìn đồng so với mức thông thường, chưa kể tiền lãi do chênh lệch cỡ tôm trước và sau khi bơm, phần lãi từ số tôm sống tách riêng được bán với giá cao hơn và lãi do “mua tận gốc, bán tận ngọn”.

Những “lò" bơm tạp chất như cơ sở kinh doanh thủy sản Sơn Huệ hoạt động khá công khai. Cứ tầm 8h sáng, sau khi những chủ đầm mang tôm tới bán đã về hết, công việc của họ lại bắt đầu với quy trình: phân loại tôm, nấu thạch rau câu, dùng kim tiêm bơm thạch vào tôm, đem ướp đá, khuân các thùng xốp ra xe hàng...

Những công việc đơn giản và ít nặng nhọc trên đem lại cho những người làm công tại các "lò" này khoản thù lao từ 30 – 60.000 đồng cho thời gian làm việc từ 6 – 8 tiếng/ngày, cao hơn nhiều so với việc đồng áng. Chính vì thế, không chỉ tranh thủ lúc nông nhàn mà nhiều người còn coi đây là công việc “kiếm cơm” thường xuyên của mình.


Chúng tôi tiếp tục thông tin về vấn đề này tới độc giả trong thời gian sớm nhất. Dưới đây là hình ảnh toàn cảnh “công nghệ” bơm thạch rau câu vào tôm tại của cơ sở kinh doanh thủy sản Sơn Huệ:

Những thùng tôm được mua về từ các đầm này sẽ được phân loại. Nếu còn sống sẽ được chứa tạm trong những bể nước, còn tôm chết sẽ đem ướp đá.

 Thạch rau câu từ 2 chiếc nồi “cáu cạnh” này sẽ được múc vào các ca mang ra ngoài để bơm vào tôm.
Bắt đầu "công nghệ" bơm thạch vào tôm.

Mời bạn đọc VTC News tiếp tục "mục kích" toàn cảnh công nghệ bơm thạch vào tôm

 Tùy theo tôm sống hay chết và đặt hàng của khách mà chủ hàng bơm thạch rau câu vào thân hoặc đầu tôm.
Chứng kiến quy trình này, không ít thành viên tổ công tác lo ngại về tình trạng mất VSATTP.
Nếu không bị phát hiện kịp thời, toàn bộ xe hàng này sẽ được “nhập đoàn” chuyển lên biên giới cho bạn hàng Trung Quốc.

Mời bạn đọc VTC News tiếp tục "mục kích" toàn cảnh công nghệ bơm thạch vào tôm


Bạn có biết những cơ sở nào vi phạm an toàn về thực phẩm, ý kiến của bạn về việc các DN, cơ sở kinh doanh thiếu đạo đức hiện nay? Hãy gửi phản hồi cho chúng tôi vào ô thảo luận phía dưới bài viết. Trân trọng cám ơn!

Hoài Minh


Mời Quý độc giả chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ và hiến kế để Việt Nam có nhiều Ngô Bảo Châu hơn nữa
Bấm vào đây để viết ý kiến, hoặc gửi về email
[email protected] 

 



Bình luận
vtcnews.vn