Sấm truyền Maya - thảm họa hay khởi đầu kỷ nguyên mới?

Phóng sự - Khám pháThứ Năm, 20/05/2010 10:10:00 +07:00

(VTC News) - Kỷ nguyên thay đổi sẽ bắt đầu, đàn con của Báo sẽ được sinh ra với nhiều màu da khác nhau và sẽ sống trên toàn thế giới.

(VTC News) - Ngày nay, chủ đề ngày tận thế 2012 được đề cập rất phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, nó được hàng triệu người biết và nhắc đến. Biết làm thế nào khác được nếu ngày tận thế đã được các tôn giáo của nhiều dân tộc, các nhà tư tưởng, nhà khoa học và những người nổi tiếng tiên đoán từ nhiều thế kỷ nay sẽ trở thành hiện thực? Trong số những người có cùng quan điểm có cả John Bogoslov, Nostradamus, Newton, James Hansen, và nhiều nhà chiêm tinh học hiện đại khác. Nhưng dù sao thì hiện tại chúng ta vẫn đang còn sống và trái đất vẫn chưa ngừng quay.

 

Bộ lịch kỳ bí này đã gây ra không biết bao nhiều tranh cãi. 

Vậy có điều gì bí ẩn trong những lời tiên đoán này? Liệu chúng là sự thật hay chỉ là những điều bịa đặt? Hay đó chỉ là sự hoang tưởng bị kích động của những kẻ cuồng tín tôn giáo?

Theo hình dung của người Maya thì ngày 23/12/2012 sẽ kết thúc chu trình lịch thứ 13 – tức Kỷ nguyên Thái Dương thứ Tư. Đúng vào ngày này Chúa Polonakte sẽ xuống trái đất. Ngày tận thế bắt đầu.

Nhưng đồng thời, truyền thuyết của người Maya cũng nói rõ: kỷ nguyên thay đổi sẽ bắt đầu, đàn con của Báo sẽ được sinh ra với nhiều màu da khác nhau và sẽ sống trên toàn thế giới. Chúng sẽ đưa con người về với tình yêu, ánh sáng và cội nguồn.

Nền văn minh Maya cổ đại được hình thành thế nào?

Cho đến nay, không ai có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Đã ba thập kỷ nay, rất nhiều cuộc tranh luận và bút chiến nổ ra giữa các nhà khoa học, chiêm tinh học đại diện cho các trường phái tôn giáo khác nhau tranh luận về đề tài này.
Kim tự tháp Maya. 

Có quan điểm cho rằng, người Maya xuất thân từ một dân tộc cổ đại có tên là Olmec. Nhưng các giáo sĩ của bộ tộc Maya – những người bảo vệ ban ngày – nói rằng, sau khi vùng đất huyền thoại Atlantic tách ra, những nhóm người lớn đã di tản ra khắp nơi trên thế giới như: Ai Cập, Ấn Độ, Trung Mỹ, Trung Quốc. Cho nên, ngày nay văn hóa của những nền văn minh này vẫn còn nhiều điểm chung: họ đều có các kim tự tháp, nét chữ viết giống nhau, cùng có ngành thiên văn học, tục thờ động vật…
 
Chữ cổ của người Maya. 

Nền văn hóa của người Maya là độc nhất vô nhị. Nó phát triển độc lập ở vùng rừng mưa nhiệt đới. Người Maya từng sống trên vùng lãnh thổ của Mexico ngày nay và đã xây dựng các thành phố uy nghi ở đây. Các kim tự tháp của người Maya cao ngang với kim tự tháp của người Ai Cập. Họ còn xây dựng các đài thiên văn để theo dõi bầu trời. Những người bảo vệ thời gian – giáo sĩ Maya – đã từng tiên đoán về sự thay đổi khí hậu trên Trái đất.

Vậy người Maya không có sắt và bánh xe đã bỏ ra biết bao công sức để xây dựng lên những công trình phức tạp và hoàn toàn chính xác ấy để làm gì? Phải chăng là để bảo vệ trước kẻ thù? Hay để chứng tỏ sức mạnh?
Kiến trúc kiểu Maya. 

Kim tự tháp Polenke là một viên ngọc kiến trúc giữa rừng rậm. Theo tín ngưỡng của người Maya, tại đây tia nắng đầu tiên chiếu xuống trái đất và đây cũng chính là nơi kết thúc của hoàng hôn. Tại đây có đền thờ “Chữ khắc”, nơi mà tuyển tập chữ khắc và các bức bích họa của người Maya đã được tìm thấy.

Người Maya có hệ thống chữ viết hiện đại. Trong một thời gian dài trước đây, người ta cho rằng không thể giải mã được chữ của người Maya. Nhưng nhà khoa học Nga Yuri Knorozov hiện đang sống tại Mexico đã trở thành vị anh hùng dân tộc khi tìm ra chìa khóa giải mã những ký hiệu đó.

Nền văn minh Maya không hề thua kém bất kỳ nền văn minh cổ đại nào từng tồn tại trên Trái đất về mức độ vĩ đại, phát triển và thiên tài. Tất cả những gì họ có đều ở trình độ phát triển cao, như: toán học, thiên văn học, sự hiểu biết về tâm hồn, sự sáng tạo, y học và kiến trúc.

Bộ lịch nổi tiếng của người Maya xuất hiện thế nào? Do ai tạo ra?

Trước đây, người ta không thể trả lời được những câu hỏi này. Các nhà khảo cổ, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về nền văn minh Maya và các nhà sử học đã đưa ra những kết luận khác nhau. Có một số quan điểm sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, bộ lịch này là do người Maya đúc rút được từ nền văn minh phát triển và cổ đại hơn của người Olmec. Quả thật, trên lãnh thổ mà người Olmec từng sinh sống, người ta khai quật được những bản khắc trên đá và các hiện vật có đề ngày tháng theo lịch. Nhưng chẳng có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng người Olmec sáng tạo ra lịch.
Phụ nữ Maya. 

Quan điểm thứ hai cho rằng, theo truyền thuyết của người da đỏ, một nhà cầm quyền da trắng nào đó đã sáng tạo ra chữ viết, lịch và truyền những kiến thức này cho người da đỏ.

Quan điểm thứ ba cho rằng, những người bảo vệ ban ngày khẳng định rằng, những kiến thức này đến từ nền văn hóa Atlantic. Nền văn minh ngoài trái đất từ chòm sao Thất tinh đã dạy cho người dân của nền văn hóa Atlantic những kiến thức này. Dường như còn tồn tại bốn Á thần – tức Báo, đó là những vị thần đến trái đất sau thần Lũ lụt để vực lại sự sống cho trái đất. Họ đã tiến hành các lễ nghi thích ứng để xua tan sương mù khỏi trái đất và tặng quà cho con người – gồm chiếc túi tiên đoán, vương miện, chiếc đầu lâu bằng pha lê, cũng như dòng thời gian của chu kỳ ánh sáng (lịch).
Tượng đá Maya. 

Người Maya có cả thảy 20 bộ lịch. Nhưng chính xác nhất chỉ có hai bộ: Lịch Tzolkin Ritual với một năm 260 ngày và Lịch Thái Dương rất giống với lịch Gregory một năm có 365 ngày.

Hai bộ lịch này đều thể hiện chu kỳ đồng bộ 52 năm. Điều này có nghĩa là cứ 18.980 ngày hay 52 năm thì ngày Thánh lịch và lịch năm sẽ trùng nhau.

Con số 52 rất có ý nghĩa đối với người Maya, và sau này là đối với người Aztec. Cứ sau mỗi chu kỳ 52 năm thì tất cả lại kết thúc hoặc bắt đầu. Thậm chí tuổi thọ trung bình của người Maya cổ đại cũng là 52.

Người Maya cổ đại tính lịch dựa vào thuật chiêm tinh. Thuật chiêm tinh được thế giới ngày nay chấp nhận dựa vào vị trí của hành tinh trong hoàng đạo. Người Maya cũng biết về các chòm sao và họ cho rằng có 13 chòm sao. Thậm chí, họ còn biết đến cả chòm sao Ophiuchus.

Còn tiếp…

Đào Văn(Theo Sự thật)
Bình luận
vtcnews.vn