Làm gì khi bị con trẻ bắt gặp?

Sức khỏeThứ Ba, 08/03/2011 06:37:00 +07:00

(VTC News) - Điều đầu tiên bạn nên luôn ghi nhớ: tuyệt đối tránh trạng thái tâm lý hoảng hốt và hành động thiếu suy nghĩ theo phản xạ.

(VTC News) - Điều đầu tiên bạn nên luôn ghi nhớ: tuyệt đối tránh trạng thái tâm lý hoảng hốt và hành động thiếu suy nghĩ theo phản xạ.

Với các cặp vợ chồng ngày nay, việc có không gian riêng tư cho chuyện chăn gối trở nên ngày một khó. Nhất là sau khi có con và sống trong không gian hẹp, chuyện “yêu” càng trở nên khó sắp xếp hơn. Tuy đã “nhấm nháy” nhau hạn chế hết mức, đổi sang địa điểm kín hơn như phòng tắm chẳng hạn, một khi “nhu cầu” đến thì không dễ kiềm lại được. Không ít cặp đôi lâm vào tình cảnh khó xử: làm thế nào khi không may bị con trẻ bắt gặp?

Bạn đừng tỏ ra hoảng hốt hay quát tháo khi bị bắt gặp. Ảnh minh họa nguồn Internet 

Điều đầu tiên bạn nên luôn ghi nhớ: tuyệt đối tránh trạng thái thái tâm lý hoảng hốt và hành động thiếu suy nghĩ theo phản xạ. Chuyên gia tâm lý học Shauna Knox khuyên rằng, bạn phải luôn đặt mình vào vị trí người làm cha mẹ, ngay cả trong những tình huống đáng xấu hổ nhất. “Phản xạ đầu tiên của bạn có thể sẽ là hét lên, quát lớn đứa trẻ “ra khỏi đây, ra ngay”. Tuy nhiên, hãy đặt mình vào vị trí của con để nghĩ về hành động của bạn. Một đứa bé sẽ không có nhiều khái niệm trong đầu về thứ chúng vừa nhìn thấy hay nghe thấy. Chúng sẽ nghĩ rằng mình vừa làm chuyện gì rất sai trái, hoặc bố mẹ đang gặp vấn đề về sức khỏe” – Shauna nói. Bởi vậy, dù muốn hay không, bạn cũng đừng quát nạt con trẻ. Sẵn sàng giải thích một cách đơn giản bất cứ điều gì bé thắc mắc, nói với bé đây là hành động bình thường, nhưng riêng tư của bố mẹ.

Tùy vào tuổi của đứa trẻ mà hành động của bố mẹ có thể khiến chúng bối rối, sợ hãi, hay thậm chí shock. Là cha mẹ, bạn nên cung cấp thông tin, giải thích cho bé theo cách hợp lý với bé nhất. Rất nhiều bậc phụ huynh cho rằng không nên nhắc lại với con về chuyện đã xảy ra sau khi bị bắt gặp. Điều này chỉ khiến các bé nghĩ rằng chuyện bố mẹ làm là hết sức bất thường, thậm chí đáng sợ.  

Điều bạn nói với con phụ thuộc chủ yếu vào độ tuổi của trẻ. Những trẻ nhỏ có thể không cần phải nghe một bài giải thích dài thượt về “chuyện ấy” mà thay vào đó nên nói lảng và bé sẽ quên ngay, trong khi những trẻ lớn hơn, khoảng tiểu học, có thể đã nghe nói tới “chuyện người lớn”. Knox khuyến khích các bậc cha mẹ nói chuyện thẳng thắn với các trẻ lớn, nói với chúng rằng “chuyện ấy” chỉ đơn giản là cách người lớn thể hiện tình cảm với nhau. Cần hết sức tế nhị lựa chọn lời nói phù hợp, bởi trẻ rất có thể bị sốc, nhất là khi bắt gặp bố mẹ ở cự ly gần. Thêm một lời khuyên quan trọng: kiểm tra thật kĩ cửa lần “yêu” tới.

Trang Lê (Theo Shine)

Bình luận
vtcnews.vn