Loại cây độc nhất thế giới: Đứng cạnh mất mạng như chơi

Sức khỏeThứ Tư, 16/03/2016 08:50:00 +07:00

Những loại cây này trông rất đẹp nhưng lại gây độc cho cơ thể, chỉ cần đứng cạnh cũng có thể mất mạng.

1. Cây trúc đào, tên khoa học là Nerium oleander, đây là loài cây trong khu vực kéo dài từ Morocco và Bồ Đào Nha đến Địa Trung Hải và miền nam châu Á. Toàn bộ các bộ phận của cây trúc đào đều chứa nhiều chất độc khác nhau có độc tính cực cao, đáng kể nhất trong số các chất độc này là oleandrin và neriin, đều là các glicosid tim mạch. Người ta cho rằng chỉ cần 1 chiếc lá cũng có thể gây tử vong

1. Cây trúc đào, tên khoa học là Nerium oleander, đây là loài cây trong khu vực kéo dài từ Morocco và Bồ Đào Nha đến Địa Trung Hải và miền nam châu Á. Toàn bộ các bộ phận của cây trúc đào đều chứa nhiều chất độc khác nhau có độc tính cực cao, đáng kể nhất trong số các chất độc này là oleandrin và neriin, đều là các glicosid tim mạch. Người ta cho rằng chỉ cần 1 chiếc lá cũng có thể gây tử vong

2. Cây cúc trắng chữa rắn cắn, tên khoa học là Ageratina altissima. Đây là một loài thực vật mọc nhiều ở những khu rừng ở phía đông và nam Mỹ, thân cỏ, lá có răng cưa, hoa màu trắng, chứa một chất độc cực mạnh là tremetol. Chất độc này thậm chí có thể đầu độc gián tiếp con người. Những người ăn phải thịt và sữa của những con bò đã ăn nhầm phải loài cây này sẽ mắc phải chứng biếng ăn, cơ thể suy yếu, cơ cứng, nôn mửa, bụng trướng, táo bón, hôn mê dẫn tới cái chết.

2. Cây cúc trắng chữa rắn cắn, tên khoa học là Ageratina altissima. Đây là một loài thực vật mọc nhiều ở những khu rừng ở phía đông và nam Mỹ, thân cỏ, lá có răng cưa, hoa màu trắng, chứa một chất độc cực mạnh là tremetol. Chất độc này thậm chí có thể đầu độc gián tiếp con người. Những người ăn phải thịt và sữa của những con bò đã ăn nhầm phải loài cây này sẽ mắc phải chứng biếng ăn, cơ thể suy yếu, cơ cứng, nôn mửa, bụng trướng, táo bón, hôn mê dẫn tới cái chết.

3. Cây Manchineel, tên khoa học là Hippomane mancinella. Đây là một loài rất độc, đứng đầu danh sách những loài cây độc chết người. Toàn thân cây Manchineel đều chứa độc và những độc tố này mạnh đến nỗi chỉ cần đứng cạnh thôi, bạn cũng có thể bị trúng độc. Quả của loài cây này được gọi là Trái táo của thần Chết, tên gọi của nó đủ để khiến người ta sợ phát khiếp khi nghe tới. Được tìm thấy tại các khu vực ven biển của Florida, Nam và Trung Mỹ, cây Manchineel có thể là cây độc nhất trên thế giới.

3. Cây Manchineel, tên khoa học là Hippomane mancinella. Đây là một loài rất độc, đứng đầu danh sách những loài cây độc chết người. Toàn thân cây Manchineel đều chứa độc và những độc tố này mạnh đến nỗi chỉ cần đứng cạnh thôi, bạn cũng có thể bị trúng độc. Quả của loài cây này được gọi là Trái táo của thần Chết, tên gọi của nó đủ để khiến người ta sợ phát khiếp khi nghe tới. Được tìm thấy tại các khu vực ven biển của Florida, Nam và Trung Mỹ, cây Manchineel có thể là cây độc nhất trên thế giới.

4. Cây tự tử, tên khoa học là Cerbera odollam, đây là loài cây bị quy kết phải chịu trách nhiệm cho số người bị giết chết bởi độc tố thực vật nhiều nhất thế giới.  Trước đây người ta sử dụng quả cây tự tử trong thử thách độc dược, nếu ăn quả cây tự tử mà còn sống thì là người tốt, nếu không qua khỏi thì là người xấu, phải xuống địa ngục. Độc dược chứa trong hạt của quả cây tự tử là cerberin, khiến tim đập bất thường dẫn tới suy hô hấp và tử vong.

4. Cây tự tử, tên khoa học là Cerbera odollam, đây là loài cây bị quy kết phải chịu trách nhiệm cho số người bị giết chết bởi độc tố thực vật nhiều nhất thế giới. Trước đây người ta sử dụng quả cây tự tử trong thử thách độc dược, nếu ăn quả cây tự tử mà còn sống thì là người tốt, nếu không qua khỏi thì là người xấu, phải xuống địa ngục. Độc dược chứa trong hạt của quả cây tự tử là cerberin, khiến tim đập bất thường dẫn tới suy hô hấp và tử vong.

5. Cây cà độc dược Atropa belladonna, đây là một trong những loài thực vật nguy hiểm nhất hành tinh. Độc tố được tìm thấy trong loài cây này là atropine, scopolamine và hyoscyamine, tất cả đều gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh bằng cách ngăn chặn dẫn truyền thần kinh. Khi trúng độc, nạn nhân sẽ bị giãn đồng tử, mờ mắt, khô miệng, ảo giác, tim đập rất lớn, co giật, hôn mê và tử vong.

5. Cây cà độc dược Atropa belladonna, đây là một trong những loài thực vật nguy hiểm nhất hành tinh. Độc tố được tìm thấy trong loài cây này là atropine, scopolamine và hyoscyamine, tất cả đều gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh bằng cách ngăn chặn dẫn truyền thần kinh. Khi trúng độc, nạn nhân sẽ bị giãn đồng tử, mờ mắt, khô miệng, ảo giác, tim đập rất lớn, co giật, hôn mê và tử vong.

6. Cây linh lan, tên khoa học là Convallaria majalis, được tìm thấy ở khắp các cánh rừng ở khắp Bắc Âu và Mỹ, nhiều người bị vẻ đẹp lung linh của loài cây thần chết này đánh lừa. Tất cả các bộ phận của cây linh lan đều chứa chất độc, trong đó mạnh nhất là chất độc convallatoxin. Khi trúng độc, nạn nhân sẽ có triệu chứng nhức đầu dữ dội, buồn nôn, nôn mửa, nhịp tim chậm đáng kể và đi tiểu quá rất nhiều. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, nạn nhân sẽ tử vong nhanh chóng.

6. Cây linh lan, tên khoa học là Convallaria majalis, được tìm thấy ở khắp các cánh rừng ở khắp Bắc Âu và Mỹ, nhiều người bị vẻ đẹp lung linh của loài cây thần chết này đánh lừa. Tất cả các bộ phận của cây linh lan đều chứa chất độc, trong đó mạnh nhất là chất độc convallatoxin. Khi trúng độc, nạn nhân sẽ có triệu chứng nhức đầu dữ dội, buồn nôn, nôn mửa, nhịp tim chậm đáng kể và đi tiểu quá rất nhiều. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, nạn nhân sẽ tử vong nhanh chóng.

7. Cây cần nước độc, tên khoa học là Cicuta maculata, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Toàn thây cây cần nước độc có chứa độc tố cực mạnh toxin coniine, tập trung nhiều ở rễ. Người ta ước tính chỉ cần khoảng 0,15gram toxin coniine là đủ để giết chết một người lớn. Độc tố của cần nước độc sẽ khiến nạn nhân chết dần từ ngoài vào trong, lúc đầu họ sẽ bị buồn nôn, tê cứng tứ chi sau đó nôn mửa, co thắt dạ dày, cuối cùng khi độc thấm sâu hơn, nạn nhân sẽ bị tê liệt phổi và chết.

7. Cây cần nước độc, tên khoa học là Cicuta maculata, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Toàn thây cây cần nước độc có chứa độc tố cực mạnh toxin coniine, tập trung nhiều ở rễ. Người ta ước tính chỉ cần khoảng 0,15gram toxin coniine là đủ để giết chết một người lớn. Độc tố của cần nước độc sẽ khiến nạn nhân chết dần từ ngoài vào trong, lúc đầu họ sẽ bị buồn nôn, tê cứng tứ chi sau đó nôn mửa, co thắt dạ dày, cuối cùng khi độc thấm sâu hơn, nạn nhân sẽ bị tê liệt phổi và chết.

8. Cây thầu dầu, tên khoa học là Ricinus communis, thường được biết đến với trong công nghiệp sản xuất dầu thầu dầu. Nó chứa nhiều vitamin A và D, là một loại thuốc nhuận tràng hiệu quả. Tuy vậy ít người biết rằng hạt của cây thầu dầu chứa một trong những độc tố thực vật mạnh nhất trên Trái đất có tên là ricin. Ricin là một chất độc mạnh hơn cả cyanide, strychnine hoặc nọc độc của con rắn độc nhất thế giới. Nếu trúng độc của loài cây này, bạn chắc chắn sẽ bỏ mạng trong nháy mắt.

8. Cây thầu dầu, tên khoa học là Ricinus communis, thường được biết đến với trong công nghiệp sản xuất dầu thầu dầu. Nó chứa nhiều vitamin A và D, là một loại thuốc nhuận tràng hiệu quả. Tuy vậy ít người biết rằng hạt của cây thầu dầu chứa một trong những độc tố thực vật mạnh nhất trên Trái đất có tên là ricin. Ricin là một chất độc mạnh hơn cả cyanide, strychnine hoặc nọc độc của con rắn độc nhất thế giới. Nếu trúng độc của loài cây này, bạn chắc chắn sẽ bỏ mạng trong nháy mắt.

9. Cây thầu dầu, cây phụ tử, tên khoa học là Aconitum napellus, đây được coi là nữ hoàng độc dược trong thế giới thực vật. Cả thân cây đều chứa nhiều chất độc, trong đó có chất độc cực mạnh tên là aconitine. Chỉ cần chạm phải cây này, bạn có thể bị nóng miệng, chảy nước dãi, nôn mửa, tiêu chảy, sau đó khi độc lan ra toàn thân, nạn nhân sẽ phải trải qua cảm giác tê, ngứa ran, nhịp tim bất thường và cuối cùng là tử vong do suy hô hấp.

9. Cây thầu dầu, cây phụ tử, tên khoa học là Aconitum napellus, đây được coi là nữ hoàng độc dược trong thế giới thực vật. Cả thân cây đều chứa nhiều chất độc, trong đó có chất độc cực mạnh tên là aconitine. Chỉ cần chạm phải cây này, bạn có thể bị nóng miệng, chảy nước dãi, nôn mửa, tiêu chảy, sau đó khi độc lan ra toàn thân, nạn nhân sẽ phải trải qua cảm giác tê, ngứa ran, nhịp tim bất thường và cuối cùng là tử vong do suy hô hấp.

10. Cây cam thảo dây hay cây đậu mân côi, tên khoa học là Abrus precatorius. Hạt của loài cây này chứa một chất độc tên gọi là abrin, độc gấp 100 lần chất độc ricin. Chất này có thể bám vào màng tế bào khiến chúng không thể tổng hợp được protein. Trúng phải độc tố của loài cây này, nạn nhân sẽ khó thở, sốt cao, nôn mửa, tích nước trong phổi, thận, gan, lá lách dẫn đến cái chết đau đớn.

10. Cây cam thảo dây hay cây đậu mân côi, tên khoa học là Abrus precatorius. Hạt của loài cây này chứa một chất độc tên gọi là abrin, độc gấp 100 lần chất độc ricin. Chất này có thể bám vào màng tế bào khiến chúng không thể tổng hợp được protein. Trúng phải độc tố của loài cây này, nạn nhân sẽ khó thở, sốt cao, nôn mửa, tích nước trong phổi, thận, gan, lá lách dẫn đến cái chết đau đớn.

Bình luận
vtcnews.vn