Chính xác người nào đã 'tặng' tinh trùng cho nữ tử tù?

Sức khỏeThứ Sáu, 19/02/2016 06:51:00 +07:00

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết có thể xác định ADN tìm cha của thai nhi ngay từ lúc còn trong bụng mẹ, chứ không cần đợi bé ra đời.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết có thể xác định ADN tìm cha của thai nhi ngay từ lúc còn trong bụng mẹ, chứ không cần đợi bé ra đời.
  
Liên quan đến vụ việc nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ 42 tuổi mang thai thành công từ việc tự thụ tinh tinh trùng mua của phạm nhân tại trại giam Công an tinh Quảng Ninh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng có thể tìm ngay ra “tác giả” của thai nhi bây giờ mà không cần đợi đến khi đứa bé chào đời.
Nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ 42 tuổi 

Nhờ vào những nghiên cứu và sự phát triển của khoa học, xét nghiệm ADN huyết thống đã có thể tiến hành ngay từ khi người mẹ đang trong thời kỳ mang thai. Phương pháp xâm lấn này có 2 cách là chọc dò ối và sinh thiết gai nhau. Về mức độ an toàn và tính phổ biến thì hiện nay phương pháp chọc dò ối được biết đến và áp dụng nhiều hơn.

Từ tuần thứ 20 thai kỳ, thai nhi bắt đầu nuốt nước ối. Ngoài ra, nước ối còn được tái hấp thu qua da của thai nhi, dây rốn và màng ối. Chính vì có sự tái hấp thu này nên trong nước ối sẽ có chứa các tế bào ADN sau khi luân chuyển trong cơ thể của thai nhi.

Do đó có thể tách chiết, dùng những ADN này để làm xét nghiệm xác nhận quan hệ huyết thống và chẩn đoán các nguy cơ bệnh về di truyền mà thai nhi có thể mắc phải. Tuổi thai phù hợp để chọc dò ối là từ tuần 16 đến tuần 22.


Ông Tiến cho rằng, với tuổi thai của nữ tử tù đang mang thì việc chọc ối hoàn toàn có thể tiến hành. Dịch ối sẽ được cho vào các ống chuyên dụng và đưa đến phòng xét nghiệm, có kết quả sau vài giờ. Tuy nhiên, ông Tiến nhấn mạnh, dù đây là phương pháp đang được sử dụng nhiều nhưng đã là phương pháp xâm lấn thì ít nhiều sẽ có một số nguy cơ tiềm ẩn như tỷ lệ sảy thai 1%, rò rỉ nước ối, nhiễm trùng tử cung, sinh non...

Đây cũng là nguyên nhân phương pháp này phải được chỉ định từ bác sĩ sản khoa sau khám thai. Thông thường chỉ khi nào có nghi ngờ về bệnh di truyền của thai nhi và đánh giá giữa rủi ro của bệnh với rủi ro tiềm ẩn của chọc dò ối thì bác sĩ mới đưa ra chỉ định.  "Theo tôi để nhân văn nhất thì nên chờ đứa nhỏ ra đời rồi làm xét nghiệm huyết thống", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.

Hiện nay nhiều bệnh viện đã áp dụng phương pháp không xâm lấn, dùng máu ngoại vi của người mẹ đang mang thai và của người cha nghi vấn để làm xét nghiệm ADN. Tuy nhiên, phương pháp này có tỷ lệ chính xác thấp hơn.

Nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ đang thụ án ở trại giam Quảng Ninh thì mang thai đã 25 tuần, dự kiến sinh vào tháng 4. Người phụ nữ khai đã mua tinh trùng của một phạm nhân trong trại giam và tự thụ thai bằng cách bơm vào tử cung. Cơ quan chức năng đang điều tra vụ việc.


Nguồn: Vnexpress
Bình luận
vtcnews.vn