Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân: Nguy cơ, phòng và trị

Sức khỏeThứ Bảy, 17/10/2015 11:55:00 +07:00

Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách phòng chống bệnh nhiễm độc thuỷ ngân, chúng tôi đã có buổi gặp gỡ và trao đổi với Bác sĩ Đỗ Văn Dũng.

Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách phòng chống bệnh nhiễm độc thuỷ ngân, chúng tôi đã có buổi gặp gỡ và trao đổi với Bác sĩ Đỗ Văn Dũng, hiện là Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng khoa Y Tế công cộng Đại học Y Dược TP.HCM.


Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất thủy ngân được phát hiện ở người lao động làm việc ở môi trường có hơi thủy ngân và các hợp chất thủy ngân ở nồng độ cao quá giới hạn tối đa cho phép (0,00001mg/l, nếu là muối thủy ngân vô cơ, giới hạn này là 0,0001mg/l).
Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất thủy ngân được phát hiện ở người lao động làm việc ở môi trường có hơi thủy ngân và các hợp chất thủy ngân ở nồng độ cao quá giới hạn tối đa cho phép
Ở nước ta, số người tiếp xúc với thủy ngân ngày càng tăng, tuy không nhiều lắm. Cho đến nay, được đưa ra giám định mất khả năng lao động do nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp hầu như không đáng kể. Từ năm 1976, nước ta đã công nhận bệnh nhiễm độc thủy ngân là bệnh nghề nghiệp được đền bù.

Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách phòng chống bệnh nhiễm độc thuỷ ngân, chúng tôi đã có buổi gặp gỡ và trao đổi với Bác sĩ Đỗ Văn Dũng, hiện là Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng khoa Y Tế công cộng Đại học Y Dược TP.HCM.

- Thưa bác sĩ, những công việc nào có thể gây nhiễm độc thủy ngân cho người lao động?

Thủy ngân vào cơ thể qua đường hô hấp là chủ yếu, đường tiêu hóa rất ít gặp và qua da lại càng hiếm. Trong quá trình lao động sản xuất, người lao động làm những công việc thường bị bệnh nhiễm độc thủy ngân đó là chế biến khai thác, chế tạo sử dụng thao tác với thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân.

Chưng cất và thu hồi thủy ngân bằng chưng cất các phế liệu công nghiệp; chế tạo sửa chữa các loại nhiệt kế, phong vũ biểu, áp kế, bơm có thủy ngân; Sử dụng thủy ngân hoặc các hợp chất thủy ngân trong cấu trúc điện chủ yếu là: Dùng bơm có thủy ngân trong việc chế tạo đèn thắp sáng, đèn vô tuyến, bóng điện quang, chế tạo và sửa chữa các máy chỉnh lưu dòng điện hoặc các đèn có hơi thủy ngân.

Sản xuất axít axêtic, axêtôn, điều chế các biệt dược hoặc dược thực vật có thủy ngân và hợp chất của thủy ngân; Chế biến da bằng cách sử dụng muối thủy ngân: Tẩy da bằng nitrat axít thủy ngân, ép lông, làm cho da trở lại dạng tự nhiên nhờ muối thủy ngân. Mạ vàng, mạ bạc, mạ thiếc, mạ đồng, khảm vàng bạc bằng thủy ngân và muối thủy ngân, tráng gương; Xử lý và bảo quản các hạt giống và xử lý đất bằng thủy ngân và các hợp chất thủy ngân hữu cơ…

-Những người bị nhiễm độc thủy ngân sẽ có biểu hiện như thế nào thưa bác sĩ?

Người lao động khi bị bệnh nhiễm độc thủy ngân thường có biểu hiện như: Ăn không ngon, sút cân, nhức đầu. Tâm lý người bệnh dễ kích thích như: Cáu giận, mất ngủ, lo lắng, trầm uất, giảm trí nhớ, mất tự chủ.

Ngoài ra, người bị nhiễm bệnh bị viêm loét niêm mạc, viêm lợi, rụng răng, răng xám đen hoặc đường viền thủy ngân. Có biểu hiện run cố ý: Từ mép môi, lan dần đến tay chân, đặc biệt là khi xúc động, hay bị đau bụng ỉa chảy do thủy ngân; Viêm thận tăng đạm huyết. Bên cạnh đó, người bệnh còn có những dấu hiệu khác như: Dễ đỏ mặt, hay đổ mồ hôi.

- Thưa bác sĩ cần có những biện pháp phòng và chống như thế nào để không mắc bệnh nhiễm độc thủy ngân?

Có 3 biện pháp phòng và chống bệnh nhiễm độc thủy ngân đó là biện pháp kỹ thuật, biện pháp y tế và biện pháp vệ sinh.

Về biện pháp kỹ thuật: Cần thực hiện kỹ thuật khoan ẩm, ướt; Phải trang bị dụng cụ bảo vệ đường hô hấp cho công nhân, tốt nhất là tiến hành sản xuất trong quy trình kín, không có thủy ngân bay hơi.

Về biện pháp y tế: Phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần cho công nhân tiếp xúc nghề nghiệp, nếu thấy có biểu hiện viêm miệng, run... phải định lượng Hg niệu. Nếu có tình trạng nhiễm độc phải ngừng tiếp xúc và cho chuyển nghề.

Đồng thời, cần xác định nồng độ Hg trong không khí môi trường lao động định kỳ, nếu vượt quá giới hạn phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật làm giảm nồng độ này xuống nếu không, phải giảm bớt sự tiếp xúc bằng cách giảm giờ làm việc.
 
Về biện pháp vệ sinh: Công nhân phải tắm và thay quần áo lao động sau ca làm việc. Cấm ăn uống và hút thuốc tại nơi làm việc. Rửa tay bằng xà phòng và bàn chải trước khi ăn. Rửa miệng thường xuyên bằng clorat kali 2%. Tránh uống rượu, một yếu tố thuận lợi cho sự nhiễm độc.

- Hiện nay có phương pháp nào điều trị bệnh nhiễm độc thủy ngân không thưa bác sĩ?

 Hiện nay chưa có thuốc đặc trị nhiễm độc mãn tính thủy ngân. Nếu có triệu chứng nhiễm độc mãn tính, cần cách ly bệnh nhân, không tiếp xúc với Hg. Các thuốc có hiệu quả trong điều trị nhiễm độc mãn tính do Hg là: Penixilamin, versenat (EDTA CaNa2)... Ngoài ra cần điều trị các triệu chứng khác.

Bên cạnh những mặt tích cực và những ứng dụng quan trọng của thủy ngân trong đời sống và sản xuất thì thủy ngân luôn là một mối đe dọa cho nhân loại. Nó tồn tại ở các dạng hợp chất nguy hiểm, hơn thế nữa nó rất dễ bốc hơi và lan truyền nhanh chóng khi có sự cố, không một chút an toàn gì cho người tiếp xúc môi trường có thủy ngân. Vì vậy, để tránh bị nhiễm độc thủy ngân, chúng ta cần có sự cảnh giác cao mọi lúc mọi nơi.

Xin cảm ơn bác sĩ đã dành thời gian quý báu để tham gia buổi phỏng vấn này.
 
Bài viết phục vụ Dự án “Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2015”.

Thu Nga
Bình luận
vtcnews.vn