Bỏng rát khi đi tiểu, tôi phải làm gì?

Sức khỏeThứ Hai, 08/10/2012 06:16:00 +07:00

(VTC News) - Thưa bác sĩ, em 35 tuổi là phụ nữ, gần đây em rất sợ việc đi tiểu vì sau mỗi lần đi tiểu em cảm thấy đau đớn, rát bỏng.

(VTC News) - Thưa bác sĩ, em 35 tuổi, là phụ nữ. Gần đây em rất sợ việc đi tiểu vì sau mỗi lần đi tiểu em cảm thấy đau đớn, rát bỏng.

Hỏi:
Thưa bác sĩ, em 35 tuổi, là phụ nữ. Gần đây em rất sợ việc đi tiểu vì sau mỗi lần đi tiểu em cảm thấy đau đớn, rát bỏng.

Thế nhưng em lại thường xuyên buồn đi tiểu nhiều, nên điều này càng khiến em bị ám ảnh hơn. Đôi khi em còn bị đau kéo dài trên vùng xương mu sau khi đi tiểu cùng với hiện tượng sốt, đau lưng.

Vậy xin hỏi bác sĩ em đang gặp phải rắc rối gì? Nguyên nhân do đâu? Em nên làm gì trong trường hợp này?

Hà Uyên (Hà Nội)

Ảnh minh họa nguồn Internet 

Trả lời
:
Theo những gì bạn miêu tả thì rất có thể bạn đang gặp phải rắc rối viêm bàng quang. Những dấu hiệu điển hình của bệnh đúng như những gì bạn đang gặp phải, bạn cũng nên kiểm tra xem nước tiểu của bạn có mùi khó chịu hay mùi lạ không hoặc có kèm lẫn máu hay mủ không? Nếu đúng như vậy thì nguy cơ viêm bàng quang của bạn là rất cao.
Mặc dù vậy để có được kết luận chính xác nhất và có phương hướng điều trị bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Bác sĩ sẽ có pháp đồ điệu trị bằng kháng sinh cho bạn hiệu quả. Nên nhớ cần thăm khám càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Một số nguyên nhân phổ biến gây nên chứng bệnh viêm bàng quang thường là do vi khuẩn gây ra, đặc biệt là vi khuẩn E.coli. Đây là loaị vi khuẩn cư trú sẵn trong đường ruột.

Bình thường nó sẽ “ngủ yên” và chung sống hòa bình với bạn. Thế nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ “trỗi dậy” và gây bệnh. Loại vi khuẩn này có thể đi vào niệu đạo, từ đó gây nhiễm trùng bàng quang.
Để “tăng sức đề kháng” cho bàng quang, ngay lúc này bạn có thể áp dụng một số thói quen có lợi để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh và hạn chế nguy cơ tái phát như:
Uống nước thường xuyên: Sẽ giúp cho bàng quang tránh được những rắc rối, có hiệu quả thanh lọc và “vệ sinh” bộ phận này. Uống nước đều đặn còn hạn chế nguy cơ bị lắng thận, gây sỏi thận, viêm thận….
Vệ sinh “vùng kín” đúng cách: Có tác dụng loại trừ vi khuẩn gây hại và “cản đường” nguy cơ gây viêm nhiễm vùng kín, niệu đạo cũng như bàng quang.

Tốt nhất sau mỗi lần đi vệ sinh bạn nên rửa vùng kín bằng nước sạch. Tuy nhiên, không nên dùng chất thơm, xà bông hay sữa tắm để rửa vì sẽ gây nên tác dụng phản chủ.

Ngay cả với những dung dịch vệ sinh “vùng kín” bạn cũng nên cẩn trọng bởi nếu dùng nhiều sẽ gây nên tình trạng khô rát âm đạo.
Khi đi vệ sinh cần dùng giấy lau từ đằng trước ra sau, tuyệt đối không làm ngược lại sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.
Thói quen vệ sinh khu vực “cấm địa” cũng cần được duy trì trước và sau khi quan hệ tình dục, vừa có tác dụng phòng tránh những bệnh lây lan qua đường tình dục vừa hạn chế những rắc rối với bàng quang, niệu đạo.
Sau khi quan hệ tình dục cũng nên đi tiểu để “xả” ra những vi khuẩn gây hại ở nơi đây có “ý định” tấn công bạn.
Lựa chọn đồ lót: Bằng chất liệu thoáng mát, thấm hút, tạo cảm giác rộng rãi, thoải mái khi diện thay vì những chiếc đồ lót bó sát và khả năng thâm hút kém.
Khi tắm không nên tắm trong chậu hay bồn tắm sẽ “tiếp tay” cho những vi khuẩn sẵn có nơi đây xâm nhập vào “vùng cấm” gây hại hoặc khiến cho tình trạng viêm bàng quang càng trở nên tồi tệ hơn.
Không được nhịn tiểu: Mặc dù cảm giác đau rát, khó chịu có thể khiến bạn sợ hãi mỗi khi đi tiểu, tuy nhiên bạn không nên nhịn tiểu vì bất cứ lý do gì, nhất là trong hoàn cảnh này. Nhịn tiểu chỉ khiến cho lượng nước tiểu tích tụ nơi đây và càng khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
Tốt nhất khi buồn tiểu nên đi tiểu ngay thay vì chần chừ, nấn ná.


 Khổng Thu Hà
Bình luận
vtcnews.vn