6 thực phẩm giúp bạn luôn tự tin nở nụ cười

Sức khỏeThứ Ba, 03/08/2010 01:24:00 +07:00

(VTCNews)- Thực phẩm làm cho bạn luôn nở nụ cười? Quả là một tin gây tò mò? Thực ra đó là những thực phẩm giúp củng cố sức khỏe răng miệng.

(VTCNews)- Thực phẩm làm cho bạn luôn nở nụ cười? Quả là một tin gây tò mò? Làm thế nào lại có loại thực phẩm đó được? Thực ra đó là những thực phẩm giúp củng cố sức khỏe răng miệng của bạn.

Nếu bạn gặp các rối loạn miệng, chẳng hạn như bệnh viêm lợi, hàm răng bạn yếu, khó chịu khi ăn uống, hơi thở hôi, có phải thực sự là địa ngục khi bạn mỉm cười? Ngược lại, nếu răng miệng của bạn khỏe mạnh, bạn trở nên tự tin, răng, nướu răng khỏe mạnh, và không có mùi, bạn luôn luôn tự tin mỉm cười và hơn thế nữa, bạn có thể khoe hàm răng và hơi thở thơm tho tự nhiên. 

Vừng

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn năng sử dụng mè (vừng) trong thực phẩm hàng ngày? Rắc hạt mè đã rang thơm vào bát súp, đĩa sa lát, trộn đều, thậm chí rắc lên cả chè đậu, chè trái cây... Bất kể là vừng trắng hay vừng đen đều rất tốt. Chỉ có điều, mè đen giàu vi chất và khoáng chất hơn, đặc biệt là kẽm và mangan, rất tốt cho kích thích sự tăng trưởng của collagen mô nướu.

 Hạt vừng

Nhai vừng cũng có tác dụng làm sạch mảng bám răng và kích thích sự hình thành men răng. Hạt mè giàu khoáng chất, canxi, giúp bảo vệ xương quanh răng và nướu răng.
 
Ổi
 
Mỗi ngày cơ thể chúng ta cần 50- 60 mg vitamin C. Nếu chỉ ăn một quả ổi kích thước trung bình, yêu cầu vitamin C cho cơ thể bạn đã được đáp ứng. Một quả ổi kích thước trung bình (trọng lượng khoảng 200 g) có chứa 190- 285 mg vitamin C. Lượng vitamin C chứa trong ổi dồi dào đủ để đáp ứng nhu cầu vitamin C trong ngày. 

 Ổi đào

Nếu thiếu vitamin C, collagen trong nướu răng có thể dễ dàng bị phá hủy, do đó, nướu răng trở nên mềm và vi khuẩn gây bệnh nướu răng dễ dàng thâm nhập. Chảy máu nướu răng và viêm nướu là một trong những triệu chứng của việc thiếu vitamin C.

Một nguồn Vitamin C khác: khế ngọt, quả có múi (bưởi, quýt, cam), xoài, dứa, đu đủ, chôm chôm, mãng cầu xiêm, dâu tây. Cải bắp cũng là một nguồn vitamin C thay thế tốt. Chỉ có điều, vitamin C trong cải rất dễ dàng bị mất đi khi nấu chín. Bạn nên ăn sống bắp cải, hoặc làm salad cải trộn.

Bơ 
 
Cácbon hydrat thấp, nhưng bơ chứa lượng canxi và phốt pho dồi dào. Thành phần dinh dưỡng của thực phẩm này khiến cơ thể kiểm soát sự tăng trưởng của vi khuẩn gây hỏng răng bằng cách duy trì sự cân bằng của độ chua (pH) trong miệng. Bơ cũng duy trì tính toàn vẹn của men răng, thậm chí giúp hình thành trở lại men răng. Khi ăn bơ, khoang miệng sản xuất nhiều nước bọt hơn, những nước bọt có lợi có thể giết chết vi khuẩn gây sâu răng và bệnh nướu răng.

 

Bạn có thể ăn một miếng bơ trước khi ăn cơm, hoặc sau bữa ăn tối, ăn cùng hoặc sau khi thưởng thức món tráng miệng. Chỉ một miếng bơ là đủ cho mỗi ngày.

Cần tây 

Mùi hành tây, mùi tỏi… có thể khiến miệng bạn có mùi. Vì vậy, làm thế nào bạn có thể cười nói thoải mái và tự tin? Hãy kiên nhẫn! Nếu chỉ để xua tan mùi của hành, hãy nhai cần tây. Mùi khó chịu sẽ mất đi, răng và nướu trở nên khỏe mạnh vì cần tây cũng có chức năng như một người bảo hộ sức khỏe răng miệng.

Hành tây và các loại hành tươi khác và tỏi có chứa các hợp chất lưu huỳnh có thể làm các vi khuẩn tê liệt. Từ kết quả nghiên cứu, các hợp chất lưu huỳnh có trong hành có thể giết chết tất cả các loại vi khuẩn có hại cho răng miệng, bao gồm vi khuẩn streptococcus mutans gây sâu răng.

Thưởng thức cần tây sống để bảo vệ miệng theo hai cách. Trước tiên, nhai cần tây để có rất nhiều nước bọt, giúp làm tê liệt hoạt động của vi khuẩn Streptococcus mutans gây ra hiện tượng xốp răng. Thứ hai, nhai cần tây - vốn chứa rất nhiều chất xơ, có tác dụng như massage nướu răng và làm sạch các thức ăn còn sót lại ở giữa các kẽ răng.

Cần tây 

Hơn thế nữa, nhai cần tây có thể được làm miệng thơm. Vì vậy, rất khuyến khích ăn cần tây tươi sau khi chúng ta ăn thức ăn và để lại mùi chát trong miệng, giống như mùi hành. Cần tây chứa monoterpenes, một hợp chất dễ bay hơi dễ hấp thu vào phổi. Mùi thơm của cần sẽ nhuộm hơi thở trong trẻo của bạn. K
hông nên ăn cần tây một cách riêng rẽ. Bạn có thể trộn vào món salad.

Các tài liệu khác cho biết các lợi ích của húng quế và bạc hà giúp hơi thở thơm tho và tươi mát. Bạn cũng nên ăn húng quế và bạc hà tương tự như với cách ăn cần tây. Tuy nhiên không nên cho cần tây, húng quế và bạc hà vào món ăn cần chế biến ở nhiệt độ cao.

Củ cải đỏ 
  
Củ cải, lá cải củ và đặc biệt là củ cải đỏ chứa các hợp chất isothiocyanates. Hợp chất này cho chúng ta vị cay cay. Hợp chất này càng cao thì càng tăng vị cay.

 Củ cải đỏ

Hợp chất isothiocyanates có khả năng kìm hãm hoạt động phá hoại của vi khuẩn răng miệng. Ngoài ra, chúng ta nên ăn các loại cải trên để thu hợp chất isothiocyanates, có thể ăn sống hoặc qua chế biến. Việc chế biến hầu như không ảnh hưởng đến hợp chất nói trên.

So với củ cải đỏ, rau cải củ và củ cải; cải Nhật (wasabi) có chứa hầu hết các hợp chất isotio cyanates. Vì vậy, vị wasabi khá cay. Thật tiếc vì tại Việt Nam rất khó có rau wasabi tươi, tuy nhiên, wasabi đã được chế biến cũng có thể cung cấp một nguồn isothiocyanates phong phú.

Nấm Hioko 
   
Giờ đây, loại nấm này phổ biến hơn. Tên tiếng Nhật của nó là shiitake. Hioko có nghĩa là shiitake, chứa hợp chất đường lentinan. Ăn hioko, hoạt chất lentinan sẽ ngăn cản hoạt động của vi khuẩn trong miệng tạo thành mảng bám răng. Điều ngạc nhiên là các giá trị dinh dưỡng lentinan không hề bị mất đi mặc dù nấm được sấy khô hoặc nấu chín. Vì vậy, nếu bạn không tìm thấy nấm tươi, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng nấm khô. Ngâm nấm khô trong nước sôi cho đến khi nấm nở ra và mềm, nấu lên trước khi ăn nấm.

  Nấm shiitake

Để có những lợi ích trong việc duy trì sức khỏe răng miệng và nha khoa, hãy dùng nấm shiitake vài lần một tuần. Thêm một vài lát hioko khuấy trong súp hay các món ăn khác, cho nấm vào ngay trước khi nhấc nồi ra khỏi bếp.

Mặc dù mức lentinan không cao như ở nấm hioko nhưng các loại nấm khác như mộc nhĩ, nấm hương... cũng chứa các hợp chất lentinan.


Đặng Hòa(Theo Antara)

Bình luận
vtcnews.vn