Thủy triều đỏ: Sát thủ của sinh vật biển?

Kinh tếThứ Năm, 28/04/2016 06:48:00 +07:00

36 tấn cá ở Hồng Kông năm 2013, gây thiệt hại khoảng 25 triệu USD cho Florida, Mỹ vào những năm 1980 ... là những hệ quả kinh hoàng mà thủy triều đỏ mang lại

(VTC News) - 36 tấn cá ở Hồng Kông năm 2013, gây thiệt hại khoảng 25 triệu USD cho Florida, Mỹ vào những năm 1980... là những hệ quả kinh hoàng mà thủy triều đỏ mang lại.

Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những hiện tượng được biết đến như là những đợt bùng phát tảo biển nở hoa, xảy ra ở cửa sông, mặt biển tích tụ nhanh chóng những cột hoa do tảo biển sinh ra.


Số lượng tảo biển bùng nổ mạnh mẽ - có nơi gọi là "nở hoa". Tất nhiên, điều này gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của các sinh vật.
Thủy triều đỏ là tác nhân gây ra nhiều vụ chết sinh vật biển hàng loạt
Thủy triều đỏ là tác nhân gây ra nhiều vụ chết sinh vật biển hàng loạt 

Đầu tiên, nước biển bất ngờ chuyển từ màu xanh bình thường sang màu xanh thẫm, rồi tiếp tục trở nên đen ngòm như nước cống.

Ngoài ra, hiện tượng này thường khiến mặt nước đục hoặc chuyển màu, có thể tím, hồng, xanh hoặc đỏ.


Quan trong hơn, sự bùng nổ và gia tăng mạnh mẽ tảo biển còn khiến cho hàm lượng oxy trong nước biển giảm mạnh, khiến các sinh vật như rong biển hay tôm, cua, cá ... chết hàng loạt.
Thủy triều đỏ không thường xuyên là màu đỏ
Thủy triều đỏ không thường xuyên là màu đỏ 

Không những làm giảm đi lượng oxy, sự biến đổi của các loài tảo biển này còn góp phần thúc đấy quá trình hình thành nhiều loại độc tố phức tạp (6 mạch vòng) và có thể gây chết người.

Thủy triều đỏ là một thuật ngữ thông dụng được dùng để chỉ một trong một loạt các hiện tượng tự nhiên được gọi là tảo nở hoa gây hại hay HABs (viết tắt của cụm từ tiếng anh Harmful Algal Blooms).

Thuật ngữ Thủy triều đỏ được sử dụng đặc biệt để đề cập đến sự nở hoa của một loài tảo có tên là Karenia brevis.

Theo Hiệp hội Bảo tồn Cá và động vật hoang dã Florida, Karenia brevis là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng thủy triều đỏ (Red Tides).
Karenia brevis có thể tạo ra một số độc tố nguy hiểm
Karenia brevis có thể tạo ra một số độc tố nguy hiểm 

Karenia brevis thường tồn tại khoảng 1.000 tế bào/ lít. Mỗi tế bào dài khoảng 20 - 45 micromet.

Cơ thể của nó có phần roi ở 2 bên, có tác dụng đẩy và di chuyển trong nước. Loài tảo biển này phát triển mạnh ở nơi có độ mặn cao.

Nó cũng là tác nhân chính tiết ra độc tố mang tên: brevetoxins - có thể giết chết các loài cá, động vật sống trong nước.

Độc tố này hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người với việc gây ra kích thích mạnh ở các cơ quan hô hấp.

Những người không may ăn phải các loài cá nhiễm độc brevetoxins có thể phải chịu đựng các triệu chứng như khó thở, nôn mửa, ho, hắt hơi, chảy nước mắt ...

Hiện tượng thủy triều đỏ thường xảy ra trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm ở nhiều vùng biển của Việt Nam và thế giới. Trong môi trường thuận lợi, một số loại tảo độc trong nước biển sẽ phát triển nhanh và hình thành thủy triều đỏ.

Thủy triều đỏ nhìn chung không liên quan đến chuyển động của thủy triều, vì vậy, các nhà khoa học thường thích dùng cái tên tảo nở hoa để mô tả hiện tượng này hơn.

Khánh Huy











Bình luận
vtcnews.vn