Sự thật bất ngờ bức ảnh 'biệt kích Nga' tham chiến ở Ukraine

Thế giớiThứ Sáu, 25/04/2014 07:01:00 +07:00

(VTC News) - Tác giả những bức ảnh mà Bộ Ngoại giao Mỹ sử dụng như bằng chứng về sự can thiệp của Nga bác bỏ thông tin của chính phủ Mỹ.

(VTC News) - Tác giả những bức ảnh mà Bộ Ngoại giao Mỹ sử dụng như bằng chứng về sự can thiệp của Nga vào công việc nội bộ Ukraine đã bác bỏ sự khẳng định của các nhà ngoại giao, - theo hãng tin RT.

Hình ảnh được dựng ở Ukraine chứ không phải tại Nga như được nói trước đấy. Bộ Ngoại giao Mỹ đã thừa nhận sai lầm. 
Người biểu tình Ukraine dùng khiên che chắn khi bị lính bắn tỉa tấn công 
Theo cơ quan ngoại giao giải thích thì các bức ảnh này nằm trong " gói tài liệu dự thảo" được chuẩn bị cho cuộc đàm phán ở Geneva.
Không hề có bài viết bác bỏ thông tin sai lệch từng được các phương tiện truyền thông phương Tây nhân rộng, ngoại trừ vài dòng đề cập trên trang thứ chín của The New York Times rằng "những tấm ảnh gây thắc mắc”.
Hồi đầu tháng 3, kênh truyền hình nhà nước Nga Rossyia-24 nói đoạn ghi âm có nội dung cho thấy các vụ nổ súng nhằm vào cảnh sát và người biểu tình ở Kiev cuối tháng 2 vừa qua là từ phe đối lập với chính phủ Yanukovych.
>> Sự thật chấn động clip đặc nhiệm Ukraine quỳ gối xin lỗi dân

Theo nội dung đoạn đối thoại bị rò rỉ trên Youtube, ông Urmas Paet nói rằng các thủ lĩnh phe nổi dậy đòi lật đổ chính quyền Tổng thống Yanukovych đã thuê sát thủ dùng súng bắn tỉa bắn hạ người biểu tình và cảnh sát Ukraine.

Ông Urmas Paet xác nhận với hãng tin RT rằng cuộc nói chuyện bị ghi âm và phát tán trên Youtube diễn ra hôm 26/2 vừa qua, ngay sau khi ông này trở về từ Kiev.

Những người biểu tình phản đối ông Yanukovych, được phương Tây gọi là 'những người hùng Maidan' vẫn chưa lên tiếng về thông tin thuê lính bắn tỉa sát hại đồng bào mình. 

Phương Mai
Bình luận
vtcnews.vn