Cuộc chiến tâm lý nhằm vào Nhật Bản của Trung Quốc

Thế giớiThứ Bảy, 19/04/2014 01:07:00 +07:00

Trung Quốc đang gây áp lực tâm lý với Nhật Bản bằng đơn kiện của 700 công nhân từng bị cưỡng bức lao động thời Thế chiến II, đòi bồi thường vật chất, tinh thần.

Trung Quốc đang gây áp lực tâm lý với Nhật Bản bằng đơn kiện của 700 công nhân từng bị cưỡng bức lao động thời Thế chiến II, đòi bồi thường vật chất, tinh thần.

Đây là động thái thứ hai của Bắc Kinh trong hai tháng qua, cuối tháng 2, tòa án Bắc Kinh lần đầu tiên đã nhận đơn kiện cùng nội dung từ 37 công dân Trung Quốc.

Nguyên đơn lần này là công nhân hoặc thân nhân của những người không còn sống. Họ đều xuất thân từ tỉnh Sơn Đông. Đơn kiện đòi đền bù 1 triệu nhân dân tệ cho mỗi trường hợp, tương đương 163 nghìn USD.

Đồng thời, họ yêu cầu bị cáo công khai xin lỗi trên báo chí Trung Quốc và Nhật Bản.

Bị cáo ở đây là công ty xi măng Yanshay-Mitsubishi và công ty Mitsubishi Shoji ở Thanh Đảo.

Trung Quốc đang gây áp lực tâm lý cho Nhật Bản - Ảnh minh họa 

Theo các luật sư của nguyên đơn, trong chiến tranh thế giới II các doanh nghiệp được nêu tên không trực tiếp tham gia tuyển dụng lao động Trung Quốc. Nhưng họ là các công ty con hợp pháp của Mitsubishi Materials, có trụ sở tại Nhật Bản và 100% vốn Nhật Bản.

Trước đó, tòa án Bắc Kinh đã đáp ứng đơn kiện của 37 người Trung Quốc từng là nô lệ chiến tranh tại Nhật Bản. Nhiều khả năng, 700 nạn nhân của Chiến tranh thế giới II cũng sẽ giành được phần thắng tại tòa án Sơn Đông.

Tuy nhiên, Tokyo không có phản ứng gì với quyết định của tòa án Bắc Kinh, - chuyên gia Victor Pavlyatenko Viện Nghiên cứu Viễn Đông cho biết và giải thích: “Đó chỉ là những động thái của Bắc Kinh. Tokyo đã và sẽ chẳng bao giờ bày tỏ phản ứng. Đối với người Trung Quốc, đây là một nội dung quan hệ củng cố cho những vị thế tấn công trong cuộc đối đầu với Nhật Bản. Còn với Nhật Bản, việc vụ kiện được tòa chấp thuận xem xét chỉ ra một thất bại nhất định trong cuộc đối đầu này".

Tại Nhật Bản đã từng có các vụ kiện của nô lệ nước ngoài, bao gồm cả "nô lệ tình dục", ông Victor Pavlyatenko lưu ý: “Những động thái tương tự trước đây đã được người Hàn Quốc thực hiện. Trong đó có khiếu nại của các phụ nữ Hàn Quốc bị cưỡng bức tuyển dụng làm lao động tình dục. Phản ứng của người Nhật nếu có cũng chỉ hạn chế trong vài lời xin lỗi. Không một đơn kiện nào được tòa chấp nhận. Tuy nhiên, vấn đề đã từng thu hút được sự ủng hộ ở cả các nước khác, thậm chí ở Mỹ".

"Đối với người Nhật, thừa nhận mọi cái xấu mà họ đã gây nên trong những năm 1930 - 1940 sẽ đồng nghĩa với việc họ phản bội ý tưởng họ đang ủng hộ ngày nay. Đó là cần thiết tiêu diệt trong đầu người Nhật ý nghĩ rằng Nhật Bản là kẻ có lỗi trong chiến tranh. Ý nghĩ về sự thất bại của họ", ông Victor cho biết thêm.

Nhân đơn kiện của 700 công nhân và thân nhân các nạn nhân được tòa án bắt đầu lập thủ tục tố tụng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố rằng, tuyển dụng ép buộc người lao động là một tội phạm nghiêm trọng của Nhật Bản trong Thế chiến II.

Trung Quốc đã và đang yêu cầu phía Nhật Bản phản ứng nghiêm túc về vấn đề này với ý thức trách nhiệm trước lịch sử, nhà ngoại giao nói.

Trong giai đoạn 1937-1945, khoảng 40.000 công nhân Trung Quốc đã bị đưa sang Nhật Bản làm lao động nô lệ. Gần 7 ngàn người bỏ mạng. 35 công ty Nhật Bản đã dính líu vào hoạt động tuyển dụng nô lệ, trong đó có Mitsubishi Materials.

Theo Tiếng nói nước Nga
Bình luận
vtcnews.vn