Bắt khẩn cấp thuyền trưởng phà Hàn Quốc

Thế giớiThứ Bảy, 19/04/2014 07:01:00 +07:00

(VTC News)-Các công tố viên cho biết họ đã yêu cầu tòa án ban hành một lệnh bắt giữ đối với thuyền trưởng và 2 thuyền viên khác của phà Hàn Quốc bị chìm.

(VTC News)-Các công tố viên cho biết họ đã yêu cầu tòa án ban hành một lệnh bắt giữ đối với thuyền trưởng và 2 thuyền viên khác của phà Hàn Quốc bị chìm.

Theo hãng tin AP, các công tố viên đã yêu cầu tòa án ban hành một lệnh bắt giữ đối với thuyền trưởng phà Sewol của Hàn Quốc bị lật hôm 16/4. Lee Joon Suk, thuyền trưởng phà Sewol, là một trong số những người đầu tiên thoát nạn trong khi các em học sinh vẫn còn mắc kẹt bên trong chiếc phà.
Trong bối cảnh yếu tố thời tiết đã được loại trừ, cuộc điều tra tập trung nghi ngờ việc chiếc phà rẽ đột ngột và đâm vào vào đá ngầm khiến hàng hóa rơi ra và làm lật phà.

Các nhà điều tra cũng đang xác định liệu có phải thuyền trưởng đã bỏ nhiệm vụ lái phà vào lúc đó và giao cho một người khác hay không.
Thuyền trưởng phà Sewol bị cảnh sát bắt giữ 

Trước đó, chính Lee đã thông báo cho mọi người ngồi im tại chỗ và chờ sự cứu hộ từ bên ngoài trong khi chiếc phà đang chìm dần và bản thân thoát ra trước.
Các chuyên gia cho biết những sai lầm của thuyền trưởng và thuyền viên trên tàu đã gia tăng số người chết lên rất nhiều.
Tại trụ sở điều tra ở Mokpo, tỉnh Nam Jeolla các nhà điều tra đã tiến hành thẩm vấn vị thuyền trưởng 69 tuổi. Người đã có 8 năm kinh nghiệm trên tuyến hàng hải Incheon-đảo Jeju. 
Kim Chul thuộc trường Đại học Hàng hải Mokpo nói: “Thuyền trưởng của một con tàu có trách nhiệm kiểm soát tình hình và đảm bảo an toàn cho các hành khách. Hành vi của thuyền trưởng phà Sewol thật khó hiểu. Có vẻ số người chết tăng lên là do thuyền trưởng đã không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình”.
Khi được thẩm vấn, Lee nói: “Tôi xin lỗi. Tôi thật xấu hổ về bản thân mình”. Tuy nhiên Lee không có câu trả lời cho việc vì sao lại để các hành khách ở lại và mình thoát đi trước.
Thuyền trưởng Lee và 2 thuyền viên khác bị truy tố hình sự. Theo luật có liên quan đến thuyền trưởng của tàu phải thực hiện các bước cần thiết để giải cứu những người khác trong trường hợp khẩn cấp, nếu không làm vậy có thể phạt từ đến 5 năm và phạt tiền 1 triệu USD.
Hơn 170 tàu và 512 thợ lặn đã lùng sục khắp vùng biển nơi con tàu chìm. Tuy nhiên điều kiện thời tiết khó khăn đã cản trở đội cứu hộ tiếp cận những vùng  có các túi khí có thể giúp duy trì sự sống của hành khách.
Mưa lạnh cùng gió thổi mạnh kết hợp với sương mù đã cản trở nỗ lực cứu hộ. 3 trong số 22 thợ lặn tham gia tìm kiếm đã bị mất tích nhưng sau đó lại được tìm thấy.
Mặc dù chính phủ đã cam kết rằng đội cứu hộ sẽ tận dụng hết thời gian để cứu sống hành khách, nhưng một số người thân của họ đã vô cùng tức giận và bức xúc về tốc độ tìm kiếm.

Kim Nhâm
Bình luận
vtcnews.vn