Châu Âu sẽ điều tàu chiến tới Biển Hoa Đông?

Thế giớiThứ Tư, 12/09/2012 04:59:00 +07:00

(VTC News)– ‘Các nước châu Âu nên triển khai tàu chiến tới Biển Hoa Đông để giúp giải quyết các tranh chấp chủ quyền và đảm bảo an ninh, ổn định trong khu vực'.

(VTC News) – ‘Các nước châu Âu nên triển khai tàu chiến tới Biển Hoa Đông để giúp giải quyết các tranh chấp chủ quyền và đảm bảo an ninh, ổn định trong khu vực”, Wantchinatimes dẫn lời một nhà phân tích chính trị thuộc phương Tây hôm 12/9.

James Rogers – chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu và phân tích chính sách Châu Âu (RAND  Europe) cho rằng vùng địa lý trải dài từ Suez tới Thượng Hải giữ vai trò quan trọng chiến lược đối với sự phát triển của Châu Âu bởi 2 lý do.
Trước tiên là vì tuyến đường thông thương hàng hải nối liền từ Đông Á tới Châu Âu đang ngày càng tấp nập kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, mở ra thời kỳ hợp tác kinh tế tốt đẹp giữa khu vực Viễn Đông và các nước Châu Âu. 
Tàu chiến HMS Kent thuộc Hải quân Anh trong chuyến thăm Hong Kong vào năm 2008
Ngoài ra, theo nhận định của Nicolas Spykma – nhà phân tích địa chính trị nổi tiếng vào khoảng giữa thế kỷ 20: “lợi ích của các quốc gia Châu Âu đang tăng lên một cách đáng kể và không ngừng về hướng Đông – nơi từng là thuộc địa của Mỹ và các nước phương Tây”.
“Tôi có thể khẳng định rằng nếu không quan tâm sâu sắc tới việc khẳng định vị thế của mình ở Ấn Độ -Thái Bình Dương những năm tiếp theo, lợi ích của các nước Châu Âu trong khu vực này tất yếu sẽ bị đặt sang một bên”, ông Rogers nói.
Bên cạnh đó, chuyên gia đến từ RAND Europe còn lên tiếng chỉ trích lối hành động đơn phương của các nước Châu Âu khi “không nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề địa chính trị trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa sức mạnh và lợi ích quốc gia với khu vực”.
Về việc điều tàu chiến tới Biển Hoa Đông, Rogers cho rằng vai trò ‘cầm cân nảy mực’ thuộc về Anh và Pháp. Bởi lẽ, những nước như Ba Lan, Estonia, Na Uy, Đan Mạch có thể sẽ hưởng ứng chiến lược này nhưng họ lại không có đủ sức mạnh quân sự để tự vươn ra vùng Viễn Đông.
Trong khi đó, cũng theo Roger, nhân ‘sự trở lại’ của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương, hải quân các nước Châu Âu cũng nên kịp thời tìm cho mình một không gian thích hợp để triển khai lực lượng tàu chiến tới đây nhằm ‘ổn định tình hình căng thẳng’ trong khu vực.

 Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc Biển Hoa Đông là tâm điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong nhiều ngày qua
“Anh và Pháp có thể điều tàu chiến tới khu vực bất ổn trên Biển Hoa Đông nhằm khẳng định lập trường của Châu Âu trong việc kiên quyết phản đối những tuyên bố chủ quyền không hợp pháp trong khu vực này”.
Biển Hoa Đông đang ‘nóng’ lên từng ngày do tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Trong đó, quan hệ Bắc Kinh – Tokyo ngày càng căng thẳng vì mâu thuẫn xoay quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khi gần đây cả 2 bên đều liên tiếp có những hành động ‘gây hấn’ và tỏ rõ thái độ ‘không nhân nhượng’.
Trước sự kiện Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp bằng việc mua lại 3 trong tổng số 5 đảo thuộc Senkaku với giá 26 triệu USD, chính phủ Trung Quốc ngay lập tức đã lên tiếng phản đối gay gắt.
Theo hãng tin nhà nước Tân Hoa Xã của Bắc Kinh, hôm 11/9 đã có 2 tàu hải giám Trung Quốc là tàu Haijian-46 (1.100 tấn) và tàu Haijian-49 (996 tấn) được điều ra quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trong phản ứng nhằm đáp trả quyết định của Tokyo.
 Người dân Trung Quốc biểu tình rầm rộ phản đối hành động của Nhật Bản liên quan tới chủ quyền của quần đảo tranh chấp trên Biển Hoa Đông
 

Anh và Pháp có thể điều tàu chiến tới khu vực bất ổn trên Biển Hoa Đông nhằm khẳng định lập trường của Châu Âu trong việc kiên quyết phản đối những tuyên bố chủ quyền không hợp pháp trong khu vực này


 
Ngoài ra, truyền hình trung ương Trung Quốc gần đây còn đưa tin về hoạt động tập trận hàng loạt của 3 quân khu bao gồm Quảng Châu, Thành Đô và Tế Nam làm dấy lên lo ngại Bắc Kinh ‘muốn sử dụng vũ lực’ để giải quyết tranh chấp với Tokyo.

Trong khi đó, hôm 12/9 đã có hơn 200 người tập trung hàng giờ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc để biểu tình phản đối hành động của Nhật Bản đối với quần đảo Điếu Ngư. 
Đáp lại, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda hôm 11/9 cũng đã yêu cầu Lực lượng Phòng vệ Quốc gia phải chuẩn bị tích cực nhằm sẵn sàng hành động trong mọi trường hợp khẩn cấp. 
Căng thẳng Nhật – Trung thu hút sự chú ý của dư luận 2 nước đồng thời là mối quan tâm chung của các nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.
Trong một buổi họp báo tại Washington hồi đầu tuần, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland đã kêu gọi chính quyền Bắc Kinh – Tokyo cùng phải kiềm chế để giải quyết tranh chấp bằng đối thoại hòa bình.

Hạ Giang
Bình luận
vtcnews.vn