Cây tùng bất tử và nước Nhật 1 năm hàn gắn

Thế giớiChủ Nhật, 11/03/2012 03:10:00 +07:00

(VTC News) - Một năm có thể tưởng niệm người đã mất, cũng có thể an ủi người còn sống, nhưng không thể chữa lành vết thương...

(VTC News) - Một năm có thể tưởng niệm người đã khuất, cũng có thể an ủi người còn sống, nhưng không thể chữa lành vết thương...

Một năm trước, trận động đất, sóng thần và sự cố rò rỉ hạt nhân đã tổn thương nghiêm trọng xã hội Nhật Bản. Ước tính, thảm họa kép động đất - sóng thần đã khiến 15850 người chết, 3283 người mất tích, 3% lãnh thổ Nhật Bản bị ô nhiễm hạt nhân và tổn thất to lớn về tài sản xã hội.

Trong một năm, trận động đất không những tác động đến kiến tạo mảng và tầng đá mà còn tác động đến kết cấu chính trị, hành chính, kinh tế và xã hội vốn có của Nhật Bản.

 Ngày 10/12/2011, tại thành phố Rikuzentakata, tỉnh Iwate, một cây tùng đứng hiên ngang giữa đống đổ nát. Tuy bị sóng thần vùi dập nhưng cây tùng vẫn kiên cường đứng vững. Do đó, cây tùng này được mọi người tôn vinh là "cây tùng kỳ tích",  "cây tùng hi vọng". 

 
Trên đồng xu mới bằng vàng và bằng bạc do chính phủ Nhật Bản phát hành để kỷ niệm thảm họa kép động đất – sóng thần có khắc hình cây tùng này. Mặt trái của cả hai đồng xu là biểu tượng một cây tùng vẫn bám trụ lại một cách mãnh liệt sau thảm họa với dòng chữ ‘Gambaro Nippon” (Nhật Bản! Hãy tiến lên!) 

Trong một năm, sóng thần không những phá hủy những thửa ruộng màu mỡ và các tòa nhà cao tầng mà còn giày xéo trí tuệ và tình cảm của người dân Nhật Bản.

Trong một năm, sự cố rò rỉ hạt nhân không những thay đổi cuộc sống đảo của người dân đảo Fukushima mà còn định hình tại cuộc sống và cách sinh hoạt của người dân Nhật Bản, có phá bỏ, có thể hiện, có tái sinh và có cả những dằn vặt.

Ngày 11/3/2012, tại tỉnh Ibaraki, các xoáy nước do sóng thần gây ra ào ạt tấn công đất liền. Một năm sau, ngày 3/3/2012, cuộc sống nơi đây trở lại yên bình.   
 
 
Ngày 11/3/2011, một khu dân cư ở thành phố Natori, tỉnh Miyagi bị sóng thần tấn công và cuộc sống nơi này ngày 3/3/2012.

 
Sân bay Sendai, tỉnh Miyagi sau khi bị sóng thần tàn phá ngày 11/3/2011. Ngày 2/3/2012, một chiếc máy bay cất cánh từ sân bay này.

 
Tỉnh Miyagi ngày 15/3/2011 sau khi sóng thần quét qua và ngày 6/3/2012.

 
Ảnh đống đổ nát tại thành phố thành phố Yamada, tỉnh Iwate ngày 14/3/2011 sau khi sóng thần quét qua và ngày 1/3/2012.

 
Tại tỉnh Fukushima xảy ra cháy lớn trận động đất 11/3/2012 và ngày 7/3/2012. 


 Ngày 18/3/2011, tại thành phố Rikuzentakata, tỉnh Iwate, một người đàn ông tìm tên người thân trong danh sách người sơ tán.

Một năm có thể tưởng niệm người đã mất, cũng có thể an ủi người còn sống, nhưng không thể tuyên bố tái sinh hay chữa lành vết thương. Đến nay, còn rất nhiều, rất nhiều người vẫn đang sống trong cảnh tị nạn; rất nhiều, rất nhiều đống đổ nát sau thảm họa chưa được xử lý; rất nhiều, rất nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản; rất nhiều, rất nhiều người dân đảo Fukushima sống trong nỗi ám ảnh nhiễm xạ hạt nhân...

Nỗi khổ của những con người nơi đây không những sống trong ký ức mà còn hiện diện ở đời thực. Người đã khuất đã về nơi an nghỉ, nhưng người còn sống thì vẫn thấp thỏm lo âu. 

Thời gian trôi đi, có ký ức bay theo gió, nhưng cũng có ký ức thêm cồn cào, day dứt. Tuy nhiên, chắc chắn rằng, trong ký ức của tất cả mọi người vẫn tồn tại một ngày 11/3/2011 mang tên thảm họa.

Sáng Nguyễn


Bình luận
vtcnews.vn