82 năm Ngày thứ Sáu đen tối, lại bắt mạch "con bệnh" Mỹ

Thế giớiThứ Ba, 25/10/2011 06:29:00 +07:00

(VTC News) – 82 năm Ngày thứ Sáu đen tối, ngày tồi tệ nất trong lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ, cũng là tròn 1 tháng lửa Phố Wall bùng cháy trên khắp nước Mỹ

(VTC News) – Hôm nay (25/10), kỉ niệm 82 năm Ngày thứ Sáu đen tối, ngày tồi tệ nất trong lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ, cũng là tròn 1 tháng lửa Phố Wall bùng cháy trên khắp nước Mỹ.

Trong nước bùng cháy phẫn nộ

Chính quyền thành phố New York ban đầu dự định quét sạch Quảng trường Manhattan - trung tâm phong trào Chiếm Phố Wall và Công viên Zuccotti - đại bản doanh của người biểu tình vào ngày 14/10; nhưng do người biểu tình phản đối quá mạnh mẽ nên kế hoạch bị đình trệ. Trong quá trình biểu tình tại Phố Wall, giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát đã xảy ra xung đột, ít nhất 14 người bị bắt.

Người biểu tình phản đối Phố Wall quá tham lam, còn chính phủ vì cứu trợ số ít cơ quan tài tình tiền tệ mà đẩy nhiều người lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Trong rất nhiều khẩu hiệu của phong trào chiếm Phố Wall thì khẩu hiểu được nhắc đến nhiều nhất là “99% phản đối 1%”.

Lửa phố Wall vẫn cháy ... 

Hiện nay, 1% số người giàu có nhất nước Mỹ chiếm 35% tài sản quốc gia, 5% số người giàu có nhất nước Mỹ chiếm 72% tài sản quốc gia.

Từ cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 2008, tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ luôn trên 9%, hộ nghèo tăng mạnh. Theo báo cáo mới nhất do Cục Điều tra dân số Mỹ công bố thì tỉ lệ hộ nghèo tại Mỹ năm 2010 là 15,1%, số hộ nghèo là 46200000 người, tăng cao kỉ lục.


Bắt đầu từ ngày 17/9, đến nay Phong trào Chiếm Phố Wall đã lan rộng. Tại Mỹ, phong trào đã từ Phố Wall lan sang nhiều thành phố, số người biểu tình cũng từ mấy chục người ban đầu tăng lên hàng chục nghìn người.

Ảnh hưởng của phong trào còn vượt ra ngoài nước Mỹ, hiện nay đã nhận được sự hưởng ứng ở hơn 70 quốc gia.


Xông pha mọi mặt trận

Trong khi thế giới đang chăm chú theo dõi Phong trào Chiếm Phố Wall sẽ phát triển như thế nào, thì con mắt của chính phủ Mỹ lại không chỉ hạn chế trong phạm vi nước Mỹ.

Về mặt kinh tế, Mỹ hướng đầu tiên vào đối thủ mới nổi - Bắc Kinh, thể hiện ở việc liên tục gây áp lực cho Trung Quốc về vấn đề đồng Nhân dân tệ.

Ngày 11/10, Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua Dự thảo Thay đổi giám sát tỉ giá hối đoái năm 2011, yêu cầu chính phủ thu thuế mang tính trừng phạt đối với các đối tác thương mại chính có tỉ giá hối đoái bị đánh giá thấp - một động thái được nhiều người nhận định là nhằm vào Trung Quốc, với mục đích gây sức ép để Bắc Kinh tăng giá đồng Nhân dân tệ.

Cuộc đua đồng tiền ... 

Gần đây, Mỹ còn mạnh mẽ lên tiếng tố cáo Iran tham gia hành động ám sát Đại sứ Saudi Arabia tại Mỹ. Chính phủ Obama tuyên bố Iran trả giá cho hành động này, bảo lưu tất cả lựa chọn và áp dụng biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhất đối với Iran. Áp lực Quốc hội Mỹ gây ra cho Tổng thống Obama cũng ngày càng lớn, yêu cầu áp dụng lập trường mạnh mẽ và cứng rắn hơn với Iran.

Cũng trong thời gian này, Obama còn hạ lệnh đưa khoảng 100 binh sĩ đến khu vực Trung Phi để làm cố vấn, giúp đỡ chống lại Lực lượng quân thánh chiến (LRA). Hơn nữa, một khi được sự đồng ý của chính phủ Nam Sudan, Trung Phi và Congo, bộ phận quân đội Mỹ sẽ đóng quân tại những quốc gia này.

Bận rộn có chủ đích

Tại sao gần đây Mỹ lại “bận rộn” như vậy? Nếu xem xét một cách kĩ lưỡng thì không khó để nhận ra rất nhiều sự kiện bề ngoài tưởng như không liên quan gì đến nhau lại có quan hệ qua lại.

Có chuyên gia cho rằng phong trào Chiếm Phố Wall lần này có thể nói là phản ứng tập trung của khủng hoảng kinh tế Mỹ trên chính trị trong nước Mỹ, là biểu hiện của mâu thuẫn mang tính chế độ mà Mỹ rất khó khắc phục trên tầng xã hội.

Từ khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008, sức mạnh các quốc gia phát triển như Mỹ suy thoái đã là sự thật không thể tranh cãi. Vấn đề xã hội có nguyên nhân từ kinh tế phát triển không đồng đều càng nổi cộm trong tình hình kinh tế Mỹ suy thoái.

Chính phủ Obama phải giải quyết nhiều bài toán cùng một lúc ... 

Đứng trước phẫn nộ của dân chúng, mọi động thái bất luận là trong vấn đề kinh tế hay chính trị, quân sự đều không thể tránh khỏi khiến người khác nghi ngờ chính phủ Mỹ đang muốn đánh lạc hướng chú ý của dư luận.

Tất nhiên, hàng loạt hành động của Mỹ đều phù hợp với lợi ích quốc gia. Gần đây, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton viết trên Tạp chí Chính sách ngoại giao rằng: “Một trong những sứ mệnh quan trọng nhất của chiến lược ngoại giao Mỹ trong 10 năm tới là tăng cường đầu tư vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trên các lĩnh vực như ngoại giao, kinh tế, chiến lược, …"

Còn những động thái mới đây của Mỹ đối với Iran lại phù hợp với chiến lược Trung Đông của Mỹ. Năm nay, bất ổn tại Trung Đông khiến ảnh hưởng trực tiếp của Iran đến khu vực này giảm đi; trong khi đó, ảnh hưởng của Saudi Arabia lại không tăng lên.

Sau khi chính phủ Saddam Hussein tại Iraq sụp đổ, ảnh hưởng của Iran đã lớn hơn ảnh hưởng của Saudi Arabia. Đối với Trung Đông đang thay đổi lớn, Mỹ thực sự đứng ngồi không yên.


Bất luận bận rộn như thế nào, đối với Mỹ thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là lợi ích quốc gia. Đúng như Bộ trường Bộ Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton từng nói: “Từ việc mở cửa thị trường mới cho doanh nghiệp Mỹ, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân đến giữ tự do đi lại trong thương mai và vận tải, công việc của Mỹ tại nước ngoài chính là then chốt để Mỹ thịnh vượng và an ninh”.

Sáng Nguyễn

Bình luận
vtcnews.vn