Góc nhìn Ý về cuộc giằng co quyền kiểm soát Biển Đông

Thế giớiThứ Năm, 28/07/2011 08:52:00 +07:00

(VTC News) - "Ngoài kinh tế, an ninh quốc gia của mỗi nước liên quan cũng là một lý do cơ bản làm cho tranh chấp ngày càng gay gắt." - nhà báo Stefano Felician.

(VTC News) - Tạp chí Affari Intenlazionali của Ý số ra gần đây đăng bài “Lotta per l'egemonia nel mar cinese meridionale” của nhà báo Stefano Felician phân tích nguồn gốc căng thẳng trong tranh chấp Biển Đông hiện nay.

Bài viết do Nghiên cứu Biển Đông giới thiệu.

Trong những tháng qua, Biển Đông rộng lớn, một phần của Thái Bình Dương và tiếp giáp với bờ biển của nhiều nước trong khu vực như TQ, Việt Nam, Phi-li-pin và Malaixia, đã trở thành "điểm nóng bất hòa” giữa các nước ven biển trong vùng. Ngoài các nước liên quan trực tiếp, còn có sự can dự của Hoa Kỳ, một nước không có lãnh thổ ở khu vực, song có lới ích chiến lược và không bao giờ chấp nhận việc bị loại ra khỏi cuộc chơi.


Đây là vùng biển được bao bọc bởi các đảo nhỏ như đảo Malacca và nhiều đảo khác của Phi-li-pin, trong những năm gần đây đã trở thành hành lang chiến lược cho việc thông thương của nhiều nước ven biển trong khu vục, nhất là đối với TQ, do sồ lượng tàu thương mại đi, đến TQ nhiều vô kể.

 

Bởi vậy, ở Biển Đông có sự đan xen dày đặc các lợi ích kinh tế, chính trị và quân sự, đấy là chưa kể đến vấn đề chủ quyền đang bị tranh chấp từ lâu và ngày càng trở nên gay gắt do các tham vọng mang đậm tính chất dân tộc chủ nghĩa.

Lợi ích kinh tế và năng lượng

Lợi ích kinh tế mang tính chất bao trùm. Các nước đều.phản đối bất cứ một sự hạn chế đi lại nào của tàu thuyền lại vùng biển này, vì có thế ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của các nước ven biển. Ngoài ra, sự tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã kéo dài từ nhiều năm nay. Cách đây chưa lâu, TQ nhận ra .vùng biền này có tầm quan trọng "chiến lược" đối với họ, nên kiên quyết không để bất cứ nước nào "đóng lại" hay án ngữ cửa ra vào vùng biển phía Nam TQ, nhằm tránh việc giao thông đường biển nhộn nhịp của TQ tại đây, một trong những nhân tố chủ yếu bảo đâm cho sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế TQ, bị gián đoạn, giảm sút hay bị không chế.

 

Quần đảo Hoàng Sa nằm Ở phía Bắc Biền Đông, gần với Việt Nam và TQ, còn quần đảo Trưởng Sa thì nằm gần với Phi-li-pin, Brunei và Malaixia. Đây là những đảo nhỏ, chứa được rất ít người và công trình, song nằm ở một vùng biển rất giàu hải sản và khoáng sản, đặc biệt là dầu lửa. Bởi vậy, cuộc tranh giành các hòn đảo này là do vấn đề năng lượng, vì nước nào giành được quyền quản lý các hòn đảo này cũng có nghĩa là giành được quyền khai thác nguồn tài nguyên giàu có ở trên và ở dưới đáy biển của vùng,biển xưng quanh.

Lợi ích chính trị

Cuộc tranh chấp chủ quyền đối với các quần đảo ở Biển Đông làm cho không khí chính trị tại khu vực nóng lên. Ngoài lý do kinh tế, vấn đề an ninh quốc gia của mỗi nước liên quan cũng là một lý do cơ bản làm cho tranh chấp ngày càng gay gắt. Các nước đều đưa ra các bằng chứng lịch sử, địa lý và các bằng chứng khác đối với các quần đảo nói trên để biện minh cho đòi hỏi về chủ quyền của mình. Hiện tại TQ là cường quốc ở khu vực, nước này luôn khẳng định ảnh hưởng của họ ở đây mang tính chất "lịch sử” và đã có từ hàng ngàn năm nay. TQ lấy lịch sử làm cơ sở để biện minh cho các đòi, hỏi về chủ quyền của mình và tham khẳng định sức mạnh vượt trội về pháp lý đối với các nước láng giềng. Tuy nhiên, Việt Nam luôn luôn bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền của TQ, với lý do ảnh hưởng của TQ đối với các quần đảo này mới xuất hiện trong thời gian gần đây, trong khi sự hiện diện của Việt Nam trên các quần đảo đã diễn ra liên tục từ mấy ngàn năm rồi.

So với thời điểm xảy ra xung đột vũ trang với TQ đầu năm 1979, giờ đây Việt Nam không còn là một nước nông nghiệp với vô vàn các vết thương chiến tranh. Nền kinh tế mở cửa với thế giới của Việt Nam, tuy chưa lâu và vẫn dưới sự kiểm soát cửa Đảng Cộng sản, đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ, thường xuyên, nên có nhu cầu được thừa nhận chủ quyền và ảnh hưởng của mình ở Biến Đông nhằm bảo đảm một sự phát triển bền vững.

 

Trong các tuần trước, tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh người dân Việt Nam đã xuống đường biểu tình phản đối gay gắt TQ và Chủ nghĩa dân tộc của TQ. Phi-li-pin tỏ ra quan tâm đến quần đảo Trưởng Sa hơn do sự cận kề về mặt địa lý và do Phi-li-pin muốn ngăn chặn và hạn chế sự bành trướng của TQ tại các vùng biển xung quanh gần Phi-li-pin. Ngoài ra, do từng là thuộc địa của Mỹ, nên thái độ và quan điểm của Phi-li-pin rất gần với thái độ và quan điểm cửa Hoa Kỳ.

Cả Đài Loan, Malaixia và Brunei đều muốn được "chia phần ' và đều không muốn "nhường phần mình" cho nước khác trong cuộc tranh chấp chủ quyền đối với các đảo tại Biển Đông. Với một số nước trong vùng, Mỹ có mối quan hệ đồng minh truyền thống  đặc biệt, nên không thể chấp nhận sự xuất hiện của các cường quốc mới trong khu vực có thể ảnh hưởng xấu đến lọi ích sống còn của Mỹ ở đây. Đặc biệt, quan hệ của Mỹ với Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều trong mấy năm gần đây, trong khi Mỹ thực sự lo ngại về sự bành trướng của TQ.

Sự tranh đua quân sự

Trong các tháng gần đây, cuộc tranh chấp ở Biển Đông làm cho.tình hình an ninh của toàn khu vực trở nên bấp bênh. Xuất hiện "vòng cung căng thẳng” từ bán đảo Triều Tiên đi qua Đài Loan đến trung tâm của vùng Biển Đông. Việc kiểm soát vùng biển rộng lớn này, trong khi không có các cơ sở hỗ trợ như các đảo hoặc đất liền, đòi hỏi phải có lực lượng hải quân "blue water", có khả năng hoạt động rất xa các cơ sở hậu cần ở đất liền.
 
 

Cường quốc trong lĩnh vực này đương nhiên là Mỹ do có Hạm đội Thái Bình Dương được trang bị một số tàu sân bay. Nước nào muốn chống lại, hay ít nhất là ở cùng bình độ với sức mạnh của Hải quân Mỹ, thì phải tăng cường lực lượng Hải quân của mình. Đây là con đường TQ đang theo đuổi. Mới đây TQ đã tiết lộ một số thông tin về tàu sân bay đầu tiên của mình và việc con tàu này được bổ sung cho lực lượng Hải quân cửa TQ đang làm cho nhiều nước láng giềng lo ngại.

Ngoài ra gần đây liên tục xuất hiện sự hiện diện của tàu ngầm TQ Ở phía Bắc Biển Đông nhờ căn cứ chiến lượng Ở đảo Hải Nam. Cách đây mấy tuần, một tàu của TQ đã cắt cấp của một tàu Việt Nam đang thực hiện thăm dò địa chấn tại vùng biển mà Việt Nam tuyên bố thuộc chủ quyền của mình, gây ra sự tranh cái gay gắt giữa hai nước, kế tiếp sau là một loạt cuộc tập trận trên biển, càng làm cho các nước xung quanh lo lắng.
Cuối tháng 6 đầu tháng 7 vừa qua Mỹ đã tiến hành tập trận trên biển chung với Phi-li-pin. Mặc dù TQ tuyên bố không có ý định dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp, song việc TQ tiến hành nhiều cuộc tập trận trên biển và tổ chức các cuộc tuần tiễu dày đặc trên biển của khu vực, ngoài việc làm cho tình hình chung về chính trị và quân sự trở nên phức tạp, còn đang đẩy tới một cuộc tăng cường trang bị quân sự với chi phí ngày càng lớn.

Giải pháp nào?

Tranh chấp chủ quyền đối với vùng Biển Đông là vấn đề đã tồn tại từ lâu. Sự tăng trưởng kinh tế của nhiều nước ven biển cho phép họ trang bị nhiều công nghệ hiện đại, kể cả về quân sự, nhằm giành quyền khai thác các tài nguyên và thực hiện các tham vọng dân tộc chủ nghĩa.

Để có giải pháp, có lẽ phải nhờ đến Asean, một tổ chức của khu vực, mặc dù các nỗ lực thực hiện cho đến nay chưa mang lại kết quả mong đợi. Cũng khó có thể hình dung được một cuộc xung đột quân.sự quy.mô rộng lớn ở khu vực này, vì nó có thể gây ra những hậu quả rất nặng nề đối với tất cả các nước, song điều có thể thấy trước là sẽ có sự tăng cường lực lượng hải quân của tất cả các nước ven biển để cùng với Hoa Kỳ kiềm chế TQ và kiểm soát tình hình của toàn khu vực.

Huỳnh Long,cộng tác viên tại Ý (gt)
Theo Affari Intenlazionali
>> Xem thêm bài viết trên Nghiên cứu Biển Đông



Tra cứu kết quả tuyển sinh Đại học – Cao đẳng 2011
nhanh nhất tại: http://diemthi.vtc.vn


Bình luận
vtcnews.vn