Đang có chạy đua vũ trang ở Đông Á?

Thế giớiThứ Năm, 27/01/2011 07:29:00 +07:00

(VTC News) - Dù kết quả cạnh tranh Trung-Nhật như thế nào, lợi ích của Nga ở vùng Viễn Đông đều cần được bảo đảm chắc chắn.

(VTC News) - Đến nay, các nước trong khu vực Đông Á đang công khai cũng như ngấm ngầm triển khai một cuộc “chạy đua vũ trang” hải, không quân do Nhật Bản và Trung Quốc chủ đạo. Nơi đây, đặc biệt là khu vực Viễn Đông đang ngày càng một trong những khu vực có mức độ “vũ trang” cao nhất trên thế giới.

Nhật Bản sẽ tổ chức tập trận chung với Mỹ ở miền nam nước này. Trong cuộc tập trận kéo dài đến ngày 3/2 sẽ sử dụng 6.000 quân, trong đó có 4.500 binh sĩ Nhật Bản và 1.500 binh sĩ Mỹ. 

Tàu ngầm Rồng Đen của Hải quân Nhật Bản (ảnh minh họa). 

Địa điểm cuộc tập trận gây sự chú ý cao độ: Tháng 12/2010, Nhật Bản đã công bố Điều lệ cơ bản Đại cương Phòng vệ mới, căn cứ vào văn kiện này, Nhật Bản sẽ chú trọng hơn đến việc phòng vệ miền nam và các hòn đảo tây nam nước này.

Các nhà chiến lược Nhật Bản đã chỉ ra khả năng phòng vệ hạn chế tại khu vực này: Một khi bị tấn công bất ngờ, những hòn đảo này hầu như không có khả năng phòng vệ.

Cuộc tập trận sẽ tập trung vào cách thức bảo vệ những hòn đảo này khi đối phương có thể phát động tập kích hoặc tấn công tên lửa. Cuộc tập trận đương nhiên hoàn toàn không chỉ rõ ai là kẻ thù giả định, nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, đối thủ cạnh tranh chủ yếu và kẻ thù giả định quân sự của Nhật Bản chính là Trung Quốc.

Trong lịch sử quan hệ Trung-Nhật, các cuộc xung đột diễn ra thường xuyên, nhưng mấy chục năm gần đây, mối đe dọa từ Trung Quốc ngày càng tăng lên. Trước đây do hải quân và không quân Trung Quốc nhỏ yếu, không thể thực hiện các hành động quy mô lớn ở xa bờ biển.

Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, tình hình bắt đầu thay đổi. Trước tiên, quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow được bình thường hóa. Thứ hai, do hợp tác quân sự với Nga, thực lực hải quân và không quân Trung Quốc bắt đầu được tăng cường.

Đến nay đã rõ ràng, Trung Quốc đang xây dựng một lực lượng hải quân có thể tác chiến ở những căn cứ xa xôi, có lượng lớn máy bay chiến đấu tiên tiến có thể “bay cao bay xa” và các loại tên lửa hành trình.

Cộng với việc Trung Quốc đẩy mạnh phát triển các cơ sở hạ tầng quân sự ở phía nam, đông nam, điều này đã gây ra sự lo ngại của một số nước, trong đó có Nhật Bản.

Đồng thời, Trung Quốc và một số nước khác cũng giữ cảnh giác rất lớn đối với vũ khí trang bị của Nhật Bản, khả năng phòng vệ của Nhật Bản cũng không ngừng tăng lên.

Thực tế cho thấy, hiện nay khu vực này đang triển khai một cuộc “chạy đua vũ trang” hải, không quân do Nhật Bản và Trung Quốc chủ đạo. Tính đến các quốc gia khác trong khu vực này cũng đang mở rộng thực lực quân sự, Viễn Đông đang ngày càng trở thành một trong những khu vực có mức độ “vũ trang” cao nhất trên thế giới.

Sự điều chỉnh chiến lược phòng vệ của Nhật Bản gây sự chú ý của dư luận, các tờ báo Trung Quốc bắt đầu có những bài viết thể hiện sự lo ngại của một số nước láng giềng đối với Đại cương Phòng vệ mới của Nhật Bản.

Khi bình luận về việc Tokyo có kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự ở phía nam nước này, báo chí quân đội Trung Quốc cho rằng, các hành động tương tự chỉ có thể dẫn đến sự bất an lớn hơn cho các  nước châu Á, không có lợi cho Nhật Bản.

Tăng cường thực lực quân sự không có nghĩa là Tokyo từ bỏ hợp tác với đồng minh truyền thống chủ yếu Mỹ. Nhật Bản sẽ tiếp tục kết hợp với Mỹ thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa, để ứng phó với cuộc tấn công có thể xảy ra của Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Hai nước này đều có lượng lớn tên lửa đạn đạo tầm trung có thể tiêu diệt các mục tiêu trong biên giới Nhật Bản.

Đối với Nhật Bản, Mỹ vẫn là nguồn công nghệ cao của nước này, gồm cả công nghệkỹ thuật, kỹ năngquản lýtổ chức. Điều nàycho phépNhật Bảncó thể sản xuấtvũ khítiên tiến, xây dựngkhả năng tự vệ tương đương với Mỹ.

Ngoài ra, Nhật Bản còn tiến hành hợp tác với những nước hoặc là có quan hệ hữu nghị với Mỹ hoặc là đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia. Phân tích cụ thể trên bản đồ có thể kết luận, một "vòng cung an ninh, dân chủ" đang hình thành, “vòng cung” này liên kết đồng minh của Mỹ và những nước đang lo ngại thực lực ngày càng tăng lên của Trung Quốc.

Một mặt, cục diện đang hình thành rất có lợi cho Nga. Sự chú ý của những người chơi chính trong khu vực đều tập trung vào khu vực cách xa Nga, điều này có nghĩa là sức ép biên giới của Nga đến từ Trung-Nhật giảm xuống, rất nhiều người trong nội bộ Nga vẫn hoài nghi đối với Trung Quốc.

Đồng thời, việc cải thiện quan hệ giữa Moscow và Washington đã làm giảm mạnh nguy cơ xung đột trong vấn đề quần đảo nam Kuril (Nhật Bản gọi là "Bắc phương tứ đảo" hay bốn hòn đảo phía bắc): không được sự đồng ý của Mỹ, Nhật Bản không dám gây căng thẳng tình hình quần đảo nam Kuril, mặc dù những hòn đảo này được Nhật coi là "vùng lãnh thổ phương Bắc" của họ.

Dù Nhật Bản hiện coi phương hướng nào là quan trọng nhất, thì lực lượng phòng vệ của họ cũng đang được tăng cường, điều này sẽ hình thành một mối đe dọa tiềm tàng.

Vì vậy việc công bố kế hoạch phát triển quần đảo Kuril và tăng cường phòng thủ đối với khu vực này là hành động sáng suốt nhất của Nga hiện nay. Dù kết quả cạnh tranh Trung-Nhật như thế nào, lợi ích của Nga ở vùng Viễn Đông đều cần được bảo đảm chắc chắn.


Khánh Hưng(Theo Tân Hoa Xã)


Bình luận
vtcnews.vn