Vì sao WikiLeaks lấy được nhiều bí mật đến vậy?

Thế giớiChủ Nhật, 12/12/2010 09:07:00 +07:00

(VTC News) - Đối mặt với việc WikiLeaks liên tiếp công bố tài liệu mật, Mỹ trong lòng nóng như lửa đốt.

(VTC News) - Tin tức, tài liệu mật thường được các chính phủ quy định bảo vệ nghiêm ngặt. Nhưng càng nhiều người tiếp xúc càng dễ bị rò rỉ, càng sử dụng công nghệ hiện đại, tài liệu mật càng dễ bị tiết lộ một cách phổ biến.

Mạng Văn hối – Hồng Công đưa tin, kẻ thù số một của Mỹ là Osama Bin Laden thuộc tổ chức Al-Qaeda? Là Mahmoud Ahmadinejad của Iran? Hay là Julian Assange của WikiLeaks?

Đối mặt với việc WikiLeaks liên tiếp công bố tài liệu mật, Mỹ trong lòng nóng như lửa đốt: Tháng 7 năm nay, WikiLeaks trước hết công bố 77.000 tài liệu mật của quân Mỹ ở Afghanistan.

Julian Assange. 

Đến tháng 10 tiếp tục đăng tải 400.000 tập tin tối mật, tiết lộ về việc quân Mỹ ngộ sát dân thường Iraq; tháng 11 lại tiếp tục tiết lộ 250.000 bức điện ngoại giao của Mỹ, gây ra vụ “Ngoại giao 9/11”.

 Như vậy, WikiLeaks đã gây ra “phong ba bão táp”, hầu như không bao giờ nói hết “bí mật”, nhưng vấn đề là: ở đâu mà lại có nhiều “bí mật” như vậy? Hãy xem Tạp chí Thời đại đã tiết lộ việc này xuất phát từ đâu.

Bắt đầu từ câu chuyện Troja, mỗi nước đều có những “bí mật” không thể nói. Theo thống kê của Văn phòng Giám sát An ninh Thông tin Mỹ (US Information Security Oversight Office), đến năm 2009, số "bí mật" của Mỹ lên đến 183.224 chồng, so với 105.163 chồng của năm 1996 đã tăng gần 75%.

Bí mật ngày càng nhiều, nguy cơ rò rỉ ngày càng lớn. Julian Assange sớm ý thức được điều này, cho nên trong 6 năm sáng lập ra WikiLeaks, ông ta đề xướng công khai tất cả các tin tức, tài liệu của chính phủ. Đối với sự nổi lên của WikiLeaks, tạp chí Time đã chỉ ra hai nguyên nhân lớn: Nhiều người thì nhiều lời, và sự tiến bộ của công nghệ thông tin.

Do các "bí mật" của Mỹ ngày càng nhiều, số người được tiếp cận với các "bí mật" cũng sẽ nhiều lên. Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ (US Government Accountability Office) phát hiện thấy, trong năm 2008, chỉ tính riêng Lầu Năm Góc, đã có 630.000 người được phép truy cập vào các tài liệu bí mật nhà nước.

Ở đây nảy sinh một vấn đề căn bản: Làm thế nào để đảm bảo rằng những người này sẽ không tiết lộ thông tin?


Thế là, chính phủ Hoa Kỳ đã lấy “thà lạm dụng chứ không được thiếu” làm nguyên tắc, các tập tài liệu to nhỏ đều đóng dấu "mật", luôn nhắc nhở cán bộ không để rò rỉ bí mật ra bên ngoài.

Về lý thuyết, phương pháp này là khả thi, nhưng thực tế là: bí mật nhà nước vì vậy mà bị rò rỉ ra bên ngoài càng nhiều hơn.

Theo giải thích của Văn phòng Giám sát An ninh Thông tin Mỹ, do "bảo mật", những lời cảnh báo "bí mật" này đã quá bão hòa, các nhân sĩ trong chính phủ không còn chú ý đến chúng nữa, cho nên rất nhiều tài liệu quốc gia được xác định là “cơ mật” đều lần lượt rò rỉ, trở thành nội dung của WikiLeaks.

Tạp chí Thời đại cũng chỉ ra rằng, WikiLeaks sử dụng Internet làm phương tiện, tuyệt đối không thể xuất hiện trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh.

Bởi vì, lúc đó công nghệ thông tin tương đối lạc hậu, tin tức chủ yếu được truyền tải qua giấy tờ, nó có ích lợi là giảm thấp nguy cơ tiết lộ bí mật ra bên ngoài với quy mô lớn.

Nhưng cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển hoàn thiện của Internet, việc phổ biến thông tin được xa và rộng.

Tháng 5/2010, một hacker đã xâm nhập vào kho tư liệu bí mật nội bộ chính phủ Mỹ (SIPRNet và JWICS), lấy được 250.000 bức điện ngoại giao Mỹ và sao chép chúng vào đĩa, sau đó lại đăng tải lên trang mạng WikiLeaks.

Vì vậy, các tài liệu vốn thuộc bí mật quốc gia đã được công khai rộng rãi. Do đó, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, muốn giữ bí mật thì càng khó khăn hơn, WikiLeaks cũng theo đó mà “trỗi dậy”.

Khánh Hưng (Theo Liên hợp Buổi sáng)
Bình luận
vtcnews.vn