Mỹ có thay đổi chính sách sau Đại hội Đảng Triều Tiên?

Thế giớiChủ Nhật, 03/10/2010 08:30:00 +07:00

(VTC News - Các nhà phân tích cho rằng Mỹ cần tiếp tục chính sách cứng rắn với Triều Tiên.

(VTC News) - Mặc dù đại hội Đảng Lao động Triều Tiên diễn ra có tạo nên những sự thay đổi trong bộ máy lãnh đạo, nhưng chính sách của Bắc Triều Tiên sẽ không bao giờ thay đổi. Vì vậy Mỹ cũng sẽ duy trì chính sách của mình đối với quốc gia Đông Á này.

Chính sách mà Mỹ áp dụng bấy lâu nay với Bắc Triều Tiên là “cây gậy và củ cà rốt”, ám chỉ rằng, bất cứ khi nào quốc gia được Mỹ cho là “cứng đầu” này có biểu hiện “biết điều”, Mỹ sẽ chìa ra “củ cà rốt” và ngược lại, sẽ là “cây gậy”, theo một chuyên gia an ninh của Mỹ tiết lộ hôm thứ Tư.

Bruce Klinger, chuyên gia Đông Bắc Á của CIA cho rằng, "Mỹ cần tăng cường chính sách với Bắc Triều tiên hơn nữa nếu nước này không thay đổi thái độ" 

Trả lời phỏng vấn Korea Times, Bruce Klinger, một chuyên gia về Đông Bắc Á của CIA cho biết, “hiện chúng tôi chưa thể biết ngay được chính sách của Bắc Triều Tiên sau khi Kim Jong-un được bổ nhiệm sẽ là gì, nhưng cùng với thời gian, chắc chắn cậu ấy sẽ có những chính sách riêng của mình để thể hiện vai trò lãnh đạo trong tương lai”.

“Hiện tại, tôi nghĩ rằng, mọi việc sẽ vẫn tuyệt đối do Chủ tịch Kim Jong-il quyết định”.

Một học giả, là chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Quỹ Heritage, Washington dự báo rằng, quá trình chuyển giao này suôn sẻ hay không là do sức khỏe của chủ tịch Kim quyết định. Chừng nào chủ tịch Kim còn sức khỏe thì việc chuyển giao còn diễn ra theo ý muốn của ông”.

Ông “đánh giá thấp khả năng nhân tố mới với nền giáo dục từ Thụy Sỹ  này sẽ tạo ra những cải cách mang tính đột phá. Kim Jong-un và các cố vấn của mình rồi sẽ nhanh chóng nhận ra rằng việc thay đổi sẽ chỉ khiến cho quyền lực của họ bị suy giảm đi mà thôi, bởi vì Jong-un chính là “người duy nhất cùng dòng máu chủ tịch Kim có thể thay thế ông trong tương lai”.

“Một khi cậu ấy giữ toàn quyền kiểm soát, có thể chúng ta còn phải chứng kiến một chính sách cứng rắn hơn. Thậm chí, cậu ấy còn gây ra một cuộc khủng hoảng nào đó để tập hợp dân chúng xung quanh mình”, học giả này cho biết.

Một số học giả còn bày tỏ quan ngại rằng Bắc Triều Tiên sẽ tiến hành những hành động khiêu khích khi Seoul tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11 tới.

Khi tham dự diễn đàn an ninh tại Hàn Quốc cũng như trong các hội nghị cao cấp có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ thống nhất Hàn Quốc Hyun Taek-in, chuyên gia Klinger cho biết, “triển vọng này cho thấy, chính sách đàm phán ngoại giao song hành với việc gây áp lực sẽ vẫn được áp dụng”.

“Ít nhất cho đến thời điểm này, “kiên nhẫn chiến lược” vẫn sẽ là mấu chốt vì chúng ta vẫn hy vọng vào một sự thay đổi nào đó trong chính sách của Bắc Triều Tiên”, ông nói, đồng thời nhấn mạnh rằng hiện tại thì điều đó vẫn chưa xảy ra.

Đánh giá này của ông đưa ra sau khi Bình Nhưỡng khẳng định chính sách sẽ tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình vào tháng 4 vừa qua, đây như một đòn giáng mạnh vào những nỗ lực cho các vòng đàm phán 6 bên tiếp theo.

Tuyên bố sẽ tăng cường hơn nữa kho vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng hồi tháng 4/2010 như một đòn giáng mạnh vào những nỗ lực đàm phán 6 bên 

Trong một bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, thứ trưởng ngoại giao Hàn Quốc Pak Kil-yon nói rằng Bắc Hàn vẫn sẽ là đối tượng của chính sách “răn đe hạt nhân” mà Mỹ áp dụng khi mối đe dọa từ khu vực này vẫn chưa suy giảm.

Các cuộc đàm phán sáu bên bao gồm cả Nhật Bản, Trung Quốc và Nga đã bị đình trệ từ năm ngoái do Bắc Triều Tiên tẩy chay vì lệnh chừng phạt của Liên Hợp Quốc.

Trong khi đó, giới chức Mỹ kêu gọi lãnh đạo mới của Bắc Triều Tiên nên tôn trọng cam kết phi hạt nhân hóa của nước này hồi năm 2005 để đổi lấy đảm bảo an ninh.

“Chúng ta cần phải nhìn thấy một tín hiệu rõ ràng phát đi từ người lãnh đạo tương lai của Bắc Triều Tiên tôn trọng những cam kết của nước này hồi năm 2005 về phi hạt nhân hóa”, Kurt Campbell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ cho biết.

Klinger đánh giá thấp chính sách mà chính quyền Obama đang áp dụng là “kiên nhẫn chiến lược” để tạo đà cho các cuộc đàm phán song phương”

Tuy nhiên, ông lưu ý Washington đã nhận ra rằng không nhất thiết phải gặp gỡ tiếp xúc với Bắc Triểu Tiên.

Klinger cho rằng, Stephen Bosworth, đặc phái viên của Mỹ về Bắc Triều Tiên có thể tổ chức được một cuộc gặp song phương với giới chức nước này trong một tương lai gần, nhưng chắc chắn không phải trong một vài tuần, mà là trong một vài tháng nữa.

Các học giả cho rằng, việc làm trước tiên của đàm phán song phương là thảo luận để tránh một hành động khiêu khích có thể có khi Hàn Quốc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20 tháng tới.

Tuy nhiên, các chuyên gia này cũng cho biết, nếu cuộc họp có diễn ra thì cũng không đủ để bảo đảm về một sự thay đổi chính sách của Bắc Triều Tiên mà sẽ là thước đo xem chính sách gây áp lực của Mỹ có tác dụng với quốc gia Đông Á này hay không, đồng thời cũng không hy vọng Washington sẽ giảm bớt các lệnh trừng phạt của mình.

Trong các cuộc hội đàm với các quan chức chính quyền Obama, Klinger cho rằng, “Mỹ không những cần tiếp tục gây áp lực lên Bắc Triều Tiên mà nên gia tăng hơn nữa nếu họ không thay đổi thái độ”.

Hữu Túc(Theo Korea Times)

 

 

 

 

Bình luận
vtcnews.vn