Philippine: Đầu tư cho quốc phòng tăng kỷ lục

Thời sự quốc tếThứ Ba, 07/09/2010 10:00:00 +07:00

(VTC News) – Chính phủ Philippine dự định sẽ tăng chi phí quốc phòng trong năm 2011 lên 81% để nâng cao hiệu quả đối phó với các tổ chức vũ trang phi pháp.

(VTC News) – Chính phủ Philippine dự định sẽ tăng chi phí quốc phòng trong năm tài khóa 2011 lên 81% để nâng cao hiệu quả đối phó với các tổ chức vũ trang phi pháp.

 

Theo kế hoạch của Chính phủ Philippine, chi phí quốc phòng của nước này trong năm tài khóa 2011 sẽ tăng lên tới 81% chiếm 2% tổng thu nhập quốc nội GDP tương đương 104,5 tỷ peso (2,3 tỷ USD), trong đó 82,3 tỷ peso sẽ chi bảo đảm cho binh lính, bao gồm cả các chiến dịch tác chiến, 17,1 tỷ peso để bảo dưỡng kỹ thuật-vật tư và 5,1 tỷ peso giành cho mua sắm vũ khí, trang thiết bị quân sự mới.

 

Sau khi dự án ngân sách quốc phòng này được thông qua vào mùa thu năm nay sẽ được phân bổ cho các bộ phận như sau: Lục quân sẽ nhận được 33,6 tỷ peso, Không quân 10,1 tỷ peso, Hải quân 11,3 tỷ peso, Bộ Tư lệnh lực lượng vũ trang 34,7 tỷ peso.

 

Một trong những ưu tiên hàng đầu của Philippine trong lĩnh vực mua sắm vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật quân sự chính là mua máy bay trực thăng đa năng, tàu chiến tốc độ cao, xe vận tải bọc thép, máy bay tiêm kích, máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules do Tập đoàn Lockheed Martin nghiên cứu, chế tạo.

Máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules do Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ nghiên cứu, sản xuất. 

C-130 Herculesdòngmáy bay vận tải bốn động cơ tuốc bin cánh quạt và là loại máy bay không vận chiến lược của nhiều lực lượng quân sự trên thế giới. Mỹ đã sản xuất khoảng 2.200 phi cơ loại này với hơn 70 kiểu và biến thể Hercules khác nhau và đã xuất khẩu sang60 quốc gia trên toàn thế giới.

Với khả năng cất, hạ cánh trên đường băng ngắn từ các sân bay dã chiến bằng đất thô cũng như trên các vùng băng tuyết ở hai cực nên C-130 Hercules được coi là loại phi cơ huyền thoại trong lịch sử của Ngành hàng không Mỹ nói riêng và hàng không thế giới nói chung.

C-130 có khả năng cất và hạ cánh trên đường băng ngắn từ các sân bay dã chiến bằng đất thô hoặc vùng băng tuyết ở hai cực. 

C-130 ban đầu được thiết kế như một máy bay vận tải, cứu thương và vận chuyển quân, thân có thể thay đổi khiến loại máy bay này đáp ứng được nhiều nhiệm vụ khác nhau, gồm máy bay vũ trang hạng nặng, tấn công trên không, tìm kiếm và cứu hộ, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thời tiết, tiếp dầu trên khôngmáy bay cứu hoả.

Loại máy bay này có thời gian chế tạo dài nhất so với bất kỳ loại máy bay quân sự nào khác trong lịch sử. Trong hơn 50 năm hoạt động, các dòng máy bay này đã tham gia vào nhiều chiến dịch quân sự, dân sự và cứu trợ nhân đạo.

Bên cạnh đó, hợp đồng cung cấp 8 máy bay trực thăng tác chiến đa năng W-3 Sokov (Falcon) cho Không quân Philippine đã được ký kết với Hãng PZL của Ba Lan vào tháng 6 vừa qua. Tổng giá trị hợp đồng, bao gồm cả bảo dưỡng kỹ thuật-vật tư rơi vào khoảng 2,8 tỷ peso (59,8 triệu USD).

 

Hệ thống vũ khí trang bị biên chế trên máy bay trực thăng đa dụng PZL W-3 Sokol (Falcon) do Ba Lan sản xuất. 

PZL W-3 Sokol( Falcon) là máy bay trực thăng đa năng hạng trung mang 2 động cơ PZL10W turboshafts. Đâylà máy bay trực thăng đầu tiên hoàn toàn được thiết kế và chế tạo tại Ba Lan và là mặt hàng mà hãng PZL Swidnik mong đợi có nhiều đơn hàng nhất trong tương lai gần.


Dự án đã bắt đầu được xây dựng và phát triển tại hãng WSK PZL vào năm 1973 do nhóm kỹ sư Stanisław Kaminski đứng đầu. Trực thăng Sokol thực hiện chuyến bay lần đầu tiên vào ngày 16 tháng 11 năm 1979, và từ đó nó đã được thừa nhận ở Ba Lan, Nga, Mỹ và Đức.

 

Sau một thời gian khá dài phát triển, sản lượng sản xuất Sokol đã giảm sút trong năm 1985 do việc xuất khẩu chủ yếu của trực thăng đa năng Sokol chỉ trong Khối Đông Âu và nội địa Ba Lan nên đã ảnh hướng đến sản lượng bán của Sokol. Sau khi chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu sụp đổ, hãng PZL Swidnik mới có cơ hội để mở rộng việc kinh doanh của mình. Hãng này đã phát triển phiên bản W3A Sokol cải tiến nhằm đạt được sự chứng nhận phương Tây. Chiếc Sokol thứ 100 đã được xuất xưởng vào tháng 6 năm 1996.

 

Trực thăng Sokol có thể chở được 12 binh lính mang đầy đủ vũ khí, trang bị. 

Trực thăng Sokol sử dụng chất liệu Composites ở đuôi và cánh quạt. Nó có thể chở được 12 người trên khoang với trọng lượng cất cánh tối đa 6.400 kg, tốc độ bay tối đa 260 km/h, tầm hoạt động 1.165 km, trần bay cao tối đa 5.100. Sokol có nhiều biến thể như: vận tải, chở VIP, vận chuyển hàng hóa, EMS, chữa cháy và tìm kiếm cứu hộ, gunship...

 

Máy bay trực thăng tác chiến đa năng loại này thường được trang bị bó rocket, tên lửa chống tăng AT-16 Virkh, tên lửa SA-7 không đối không, pháo 20/23 mm, súng máy phòng không 12,7 mm và một số loại vũ khí khác có thể được trang bị tùy vào mục đích và nhiệm vụ tác chiến.

 

Dự kiến, 4 máy bay trực thăng loại này sẽ được chuyển giao cho Không quân Philippine vào cuối năm 2010, số còn lại sẽ tiếp tục được chuyển giao vào năm 2011.

 

Trực thăng Sokol có khả năng vận dụng linh hoạt vào nhiều nhiệm vụ tác chiến khác nhau. 


Hữu Kỷ - Nhật Minh
(Theo Armstrade)

 

Bình luận
vtcnews.vn