Chuyện tình Diana và Dody - Kỳ 3: Báo chí phát cuồng

Thế giớiThứ Ba, 11/05/2010 06:09:00 +07:00

(VTC News)- Biết Diana và Dodi ở trên du thuyền, các biên tập viên báo London, cả lá cải cũng như chính thống đều trở nên mất "thăng bằng".

(VTC News)- Ngày 15/8, Diana khi trở lại London, đã bay tới Hy Lạp và ở đó vài ngày. Cô đưa một người bạn đi cùng. Hai người phụ nữ đi du lịch bằng một chiếc phi cơ Gulfstream IV riêng. Chủ nhân chiếc phi cơ này là Harrods, hay nói cách khác, chính là Mohamed Al-Fayed.

Sáu ngày sau, ngày 21/8, Diana lại trở lại London. Dodi cũng quay lại London ngày hôm đó, anh đã ở Los Angeles. Có tin đồn rằng anh đi tìm một nơi ở để mua cho anh và Diana: Họ sẽ kết hôn.

 (Ảnh Dailymail)
Ngày tiếp theo hai người đáp tàu tới Gulfstream; họ bay tới Pháp, tới Nice - thành phố Địa Trung Hải để bắt đầu một kỳ nghỉ khác cùng nhau. Tại sân bay Nice, họ đáp máy bay lên thẳng tới du thuyền Jonical. Cha Dodi, mẹ kế và các con họ đã có mặt trên du thuyền. Diana và Dodi đã gia nhập cùng họ để làm những gì mà người giàu có và hoàng tộc châu Âu thường làm mỗi mùa hè là đi du lịch Địa Trung Hải.

Trong kỳ nghỉ thứ hai của Diana với gia đình Al-Fayed không có sự tham gia của Kelly Fisher. Tháng 7, trong khi ở lại trên Cujo một mình, cô vẫn không ý thức hết về vai trò thực sự của công nương trong cuộc đời vị hôn phu cô, nhưng vào thứ tư, 6/8, khi trở lại Mỹ, qua một người bạn cô biết được rằng những bức ảnh của Dodi và Diana xuất hiện trên tất cả các báo và không còn nghi ngờ gì nữa, ai cũng hiểu họ là một cặp tình nhân.

Cô cố gắng gọi cho Dodi nhưng anh không bắt máy. Nhưng khi cô gọi tới căn hộ Park Lane của anh vào cuối ngày hôm đó thì Mohamed Al-Fayed nghe và trả lời, chuyện tình của họ chấm dứt. Ngày tiếp sau cô gọi được cho Dodi và ghi lại cuộc nói chuyện. Anh phủ nhận rằng, cô và anh đã hứa hôn để đi tới hôn nhân, đồng thời anh cũng phủ nhận rằng anh có tình cảm với Diana. Fisher sau đấy đã kiện Dodi do vi phạm lời hứa nhưng đã rút lại cáo buộc sau cái chết của anh.

Biết Diana và Dodi ở trên du thuyền, các biên tập viên báo London, cả lá cải cũng như chính thống đều trở nên mất thăng bằng. Họ hò hét cho những bài viết từ các phóng viên và những bức ảnh do cánh săn ảnh gửi về. Các phóng viên và giới săn ảnh cũng trở nên điên rồ vì sung sướng, họ biết rằng có thể đòi hỏi thù lao cao cho bất cứ bức ảnh chụp nhanh hoặc mẩu tin ngắn nào họ có thể tung ra cho cánh biên tập. Trong khi đó, Diana khi chuyện tình của cô với Dodi không còn là bí mật nữa, đã muốn tỏ cho thế giới biết rằng cô quả thực có một người đàn ông mới.

Cô vận chiếc quần sooc trắng và áo sơ mi hình chữ T cổ thấp đi dạo bên cạnh Dodi dọc khu bến cảng St. Tropez. Mohamed Al-Fayed thì không ngại ngần giải đáp về chuyện tình lãng mạn của hai người: “Tôi cầu phúc cho họ. Họ đều đã trưởng thành. Cô ấy là một cô gái đáng yêu còn với con trai tôi, tôi yêu Dodi rất nhiều. Họ như hình với bóng và điều đó khiến tôi hạnh phúc khi chứng kiến cả hai đều quá hạnh phúc bên nhau”.

Số lượng lưu hành các báo và tạp chí đều tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba, gấp tư. Ở London, vào buổi sáng khi hành khách đi trên những chuyến tàu điện ngầm, những người bán dạo trên phố rao to các tít báo trong ngày "Người mới của Diana là con trai tỷ phú Al-Fayed!”.

Trong khi đó, Diana tạo ấn tượng trong cuộc đua xuồng máy với cánh săn ảnh khi hét lên rằng: “Tôi sẽ có tin cho các anh sớm! Các anh sẽ bị bất ngờ với những gì tôi sắp nói cho các anh hay!”.

Và một buổi sáng trên trang nhất báo lá cải, tờ Sunday Mirror là “Nụ hôn!”: Bức ảnh trang đầu cho thấy Diana và Dodi đang tắm nắng trên boong du thuyền bỏ neo bên bờ biển Sardinia. Cả hai đều vận đồ bơi và quay mặt sát vào nhau.

Nhưng Dodi là con trai Mohamed Al-Fayed, và với mẹ chồng cũ của Diana, việc cô tận hưởng sự thân mật với người đàn ông trẻ là không đứng đắn.

Mohamed Al-Fayed là người mà người Anh yêu để ghét. Ông không thuộc về cái đúng. Tất nhiên là ông có tiền nhưng tiền không phải là tất cả, hơn nữa, ông không sinh ra và lớn lên ở Anh. Ông tới từ Ai Cập. Sinh ra ở Alexandria năm 1933, con trai của một giáo viên, ông và hai em trai đã thành lập một công ty hàng hải, công ty General Navigation. Khi Tổng thống Gamal Abdul Nasser bắt đầu quốc hữu hoá toàn bộ các công ty do tư nhân sở hữu thì ông và hai em đã chuyển trụ sở tới Genoa, Italy. Họ mở một văn phòng chi nhánh tại London và trong thập niên 60 phát hiện ra tiềm năng của Dubai, Mohamed Al-Fayed đã giúp đỡ người thống trị quốc gia này, Sheikh Rashid al Makhtoum, và bắt đầu đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tiểu vương quốc nhỏ bằng việc khuyến khích các nhà doanh nghiệp Anh đầu tư vào Dubai. Bản thân ông thành lập một công ty hàng hải thứ hai, International Marine Services và đăng ký hoạt động ở Dubai. Công ty này chuyên cứu hộ và sửa chữa các tàu chở dầu.

Năm 1972 ông đủ tiền để tự mua một toà lâu đài ở Scotland, và năm 1974 là một điền trang lớn ở Surrey, nằm phía Nam nước Anh. Cho tới thời điểm được biết nhiều với cái tên Mohamed Fayed, ông trở thành Mohamed Al-Fayed. Giới truyền thông Anh cáo buộc ông về việc thêm tiền tố “al” vào họ để tự phân biệt mình xuất thân từ một gia đình quý tộc Ai Cập đến từ thị trấn Fayed. Tuần san trào phúng Private Eye có trụ sở đặt tại London thậm chí còn phong cho ông danh xưng: “Vua Ai Cập rởm”.

Trong thập niên 80 ông đã mua Harrods sau khi mua khách sạn Ritz ở Paris.

Nhưng ngược lại chính phủ Pháp của Tổng thống François Mitterrand đã phong ông tướng Hiệp sĩ còn người Anh thì xem nhẹ ông theo cách ông có được cửa hàng với giấy phép cung cấp hàng hoá cho hoàng tộc.

Cách thức mà Mohamed Al-Fayed tận dụng để trở thành chủ cửa hàng, theo các chuẩn mực Anh là không đúng quy tắc. Đầu tiên ông mua 30% thị phần của công ty cổ phần mẹ, House of Fraser, vào tháng 11/1984. Tiếp đến tháng 3/1985, ông mua nốt 70% còn lại với tổng chi phí hơn 975 triệu USD. Việc mua đó bị người nắm giữ cổ phần nắm giữ phản đối, R.W. “Tiny” Rowlands thuộc tập đoàn Lonrho, muốn mua gói thị phần này nhưng không địch được với mức giá mà Mohamed Al-Fayed đưa ra. Trong 7 năm kế tiếp, ông Rowlands, khi ấy cũng là chủ tờ báo quốc gia British Sunday, The Observer, mang một sự thù địch kéo dài chống lại Mohamed Al-Fayed, dùng chính tờ báo của ông để nói xấu địch thủ bằng việc viết rằng ba anh em nhà Fayed đã nói dối về gốc gác gia đình và rằng họ chỉ là những tá điền Ai Cập, ông thậm chí còn thành công trong việc thuyết phục Thủ tướng Anh khi ấy, Margaret Thatcher, tổ chức một cuộc điều tra về việc mua Harrods, coi đó là một "cơ quan Anh quốc" phải do người Anh nắm giữ.

Cuộc điều tra chẳng tìm ra được gì nhưng năm 1995 Rowlands đã cáo buộc Al-Fayed về việc lấy mất nhiều món đồ quý trong đó có cả ngọc lục bảo, rubie, kim cương, những đồng bạc và tem quý hiếm và trong một chiếc hộp ký gửi an toàn tại Harrods của ông. Sáu nhân viên Harrods cũng bị buộc tội cùng với Al-Fayed, nhưng năm 1998, Sở cảnh sát London tuyên bố rằng, họ không điều tra những cáo buộc phạm tội bởi không có chứng cứ xác thực để kết tội. Al-Fayed và sáu nhân viên mặc dù vậy vẫn phải đương đầu với đòi hỏi bồi thường dân sự từ ông Rowlands.

Còn một lý do khác cho việc người Anh không ưa Mohamed Al-Fayed: Trong thời điểm "lùm xùm" xung quanh việc ông mua Harrods, ông đã hối lộ hai thành viên của quốc hội Anh.

Thực tế là, đơn xin nhập quốc tịch Anh của ông hai lần bị bác bỏ.

(Còn tiếp)

An Huy (Theo Crime)

Bình luận
vtcnews.vn