Ảnh: Lễ cưới 3 ngày của ông Tây với cô vợ người Dao

Thời sựThứ Tư, 20/08/2014 06:12:00 +07:00

Người đàn ông Pháp quyết định gắn bó cuộc đời mình tại mảnh đất Yên Bái sau khi làm lễ thành hôn cùng cô dâu người Dao. (Theo Zing)

Chú rể Tiberghien Frédo (tên Việt Nam là Bình), có quốc tịch Pháp, trong ngày tổ chức lễ cưới. Anh mặc trang phục người Dao và chuẩn bị tiến hành nghi lễ cưới theo phong tục dân tộc.

Chú rể Tiberghien Frédo (tên Việt Nam là Bình), có quốc tịch Pháp, trong ngày tổ chức lễ cưới. Anh mặc trang phục người Dao và chuẩn bị tiến hành nghi lễ cưới theo phong tục dân tộc.

Phu nhân của anh là một cô gái sinh năm 1990, người dân tộc Dao, quê ở thôn Đồng Chằm, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình (Yên Bái).

Phu nhân của anh là một cô gái sinh năm 1990, người dân tộc Dao, quê ở thôn Đồng Chằm, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình (Yên Bái).

Tiberghien Frédo hiện sống và làm việc tại một khu sinh thái thuộc Yên Bình, nhờ đó anh đã quen và yêu cô gái người Dao tên Lý Kiều Xuân.

Tiberghien Frédo hiện sống và làm việc tại một khu sinh thái thuộc Yên Bình, nhờ đó anh đã quen và yêu cô gái người Dao tên Lý Kiều Xuân.

Lễ cưới truyền thống được diễn ra trong 3 ngày 2 đêm. Trước khi tổ chức cả nhà trai và nhà gái đã phải chuẩn bị lương thực, thực phẩm, đồ lễ và ông Mờ, bà Mờ…

Lễ cưới truyền thống được diễn ra trong 3 ngày 2 đêm. Trước khi tổ chức cả nhà trai và nhà gái đã phải chuẩn bị lương thực, thực phẩm, đồ lễ và ông Mờ, bà Mờ…

Frédo khi ra khỏi nhà phải đội một chiếc nón mới mang ý nghĩa che chở, bảo vệ cho chú rể trong suốt chặng đường. Khi đến nơi, đoàn nhà trai không được vào nhà gái ngay mà phải vào nghỉ tại nhà ông đi hỏi cho đến 17h chiều (theo người Dao thì đó là giờ đẹp) sau đó mới bắt đầu đi từ đó sang nhà gái.

Frédo khi ra khỏi nhà phải đội một chiếc nón mới mang ý nghĩa che chở, bảo vệ cho chú rể trong suốt chặng đường. Khi đến nơi, đoàn nhà trai không được vào nhà gái ngay mà phải vào nghỉ tại nhà ông đi hỏi cho đến 17h chiều (theo người Dao thì đó là giờ đẹp) sau đó mới bắt đầu đi từ đó sang nhà gái.

Trước khi sang nhà gái, nhà trai cử một đoàn đi đón dâu với số lượng bắt buộc là 11 người trong đó có trưởng đoàn, chủ hôn, chú rể, phù rể và các nam thanh niên trẻ, khỏe có tài hát đối đáp.

Trước khi sang nhà gái, nhà trai cử một đoàn đi đón dâu với số lượng bắt buộc là 11 người trong đó có trưởng đoàn, chủ hôn, chú rể, phù rể và các nam thanh niên trẻ, khỏe có tài hát đối đáp.

Chú rể mang sang nhà gái lễ vật gồm một vòng tay bằng bạc, trầu cau, muối, chè, bánh dày, hai bó miến, rượu, 8 con cá được cắt bằng giấy. Frédo cũng chùm lên đầu chiếc áo vàng (Gúy vằng) tượng trưng cho những cánh long, phượng che chở. Sau khi xong thủ tục, chú rể mới được bước lên nhà và phải đưa chân trái vào đầu tiên để thầy cúng làm phép rửa chân.

Chú rể mang sang nhà gái lễ vật gồm một vòng tay bằng bạc, trầu cau, muối, chè, bánh dày, hai bó miến, rượu, 8 con cá được cắt bằng giấy. Frédo cũng chùm lên đầu chiếc áo vàng (Gúy vằng) tượng trưng cho những cánh long, phượng che chở. Sau khi xong thủ tục, chú rể mới được bước lên nhà và phải đưa chân trái vào đầu tiên để thầy cúng làm phép rửa chân.

Một ống nhỏ bên trong có 24 lá dong được đổ tro bếp với ý nghĩa tượng trưng cho hai vợ chồng trong 12 tháng sẽ luôn gặp may mắn, hạnh phúc, gạt bỏ được mọi điều xấu.

Một ống nhỏ bên trong có 24 lá dong được đổ tro bếp với ý nghĩa tượng trưng cho hai vợ chồng trong 12 tháng sẽ luôn gặp may mắn, hạnh phúc, gạt bỏ được mọi điều xấu.

Cô dâu Lý Kiều Xuân, mới 24 tuổi. Ở bản cô được coi là lấy chồng muộn. Người phụ nữ Dao này từng tốt nghiệp Cao đẳng Du lịch, trong quá trình làm việc về ngành đã quen và yêu anh chàng người Pháp hơn mình hai giáp.

Cô dâu Lý Kiều Xuân, mới 24 tuổi. Ở bản cô được coi là lấy chồng muộn. Người phụ nữ Dao này từng tốt nghiệp Cao đẳng Du lịch, trong quá trình làm việc về ngành đã quen và yêu anh chàng người Pháp hơn mình hai giáp.

Người Dao xưa có quan niệm, khi đi lấy chồng thì cô dâu không được để hở mặt ra bởi như thế sẽ mất vía và cô dâu sẽ không gặp may trong suốt cuộc đời.

Người Dao xưa có quan niệm, khi đi lấy chồng thì cô dâu không được để hở mặt ra bởi như thế sẽ mất vía và cô dâu sẽ không gặp may trong suốt cuộc đời.

Tuy nhiên, tại đám cưới của chàng trai Pháp có nhiều cởi mở hơn, lược bỏ khá nhiều phong tục cũ, cô dâu được rước về mà không phải dùng khăn phủ kín đầu và mặt.

Tuy nhiên, tại đám cưới của chàng trai Pháp có nhiều cởi mở hơn, lược bỏ khá nhiều phong tục cũ, cô dâu được rước về mà không phải dùng khăn phủ kín đầu và mặt.

Về đến nhà trai, một phù rể ra cầm tay áo của cô dâu dẫn lên cầu thang bởi chú rể không được ra đón và cũng không được nhìn mặt cô dâu cho đến khi các nghi lễ lạy tạ tổ tiên được thực hiện xong.

Về đến nhà trai, một phù rể ra cầm tay áo của cô dâu dẫn lên cầu thang bởi chú rể không được ra đón và cũng không được nhìn mặt cô dâu cho đến khi các nghi lễ lạy tạ tổ tiên được thực hiện xong.

 Thầy cúng đã chờ sẵn ở cửa và làm phép rửa chân cho cô dâu. Bước chân đầu tiên vào nhà chồng cô dâu phải bước chân phải. Họ cho rằng, có như vậy mới tránh được những điều rủi ro, cô dâu và chú rể mới sống hạnh phúc trăm năm.

Thầy cúng đã chờ sẵn ở cửa và làm phép rửa chân cho cô dâu. Bước chân đầu tiên vào nhà chồng cô dâu phải bước chân phải. Họ cho rằng, có như vậy mới tránh được những điều rủi ro, cô dâu và chú rể mới sống hạnh phúc trăm năm.

Những người đến dự đều chúc mừng hạnh phúc cho cô dâu, chú rể, tạo nên không khí vui tươi của cả bản làng. Được biết, sau khi cưới vợ được ít ngày, chàng trai người Pháp này sẽ nhập quốc tịch Việt Nam và sống cùng vợ hẳn đến cuối đời tại mảnh đất Yên Bái của Việt Nam.

Những người đến dự đều chúc mừng hạnh phúc cho cô dâu, chú rể, tạo nên không khí vui tươi của cả bản làng. Được biết, sau khi cưới vợ được ít ngày, chàng trai người Pháp này sẽ nhập quốc tịch Việt Nam và sống cùng vợ hẳn đến cuối đời tại mảnh đất Yên Bái của Việt Nam.

Bình luận
vtcnews.vn