Phóng xạ lan ra miền Bắc

Thời sựThứ Ba, 29/03/2011 09:17:00 +07:00

(VTC News) - Ở Lạng Sơn và Đà Lạt hôm nay đều ghi nhận thấy phóng xạ hàm lượng nhỏ. Nó có tăng hay không phụ thuộc việc khắc phục sự cố hạt nhân ở Nhật Bản.

(VTC News) - Ở Lạng Sơn và Đà Lạt hôm nay đều ghi nhận thấy phóng xạ hàm lượng nhỏ. Nó có tăng hay không phụ thuộc việc khắc phục sự cố hạt nhân ở Nhật Bản.

Nhật Bản đã cảnh báo hạt nhân mức cao nhất. Ảnh: CNN 

Tổ Công tác xử lý thông tin sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Bộ Khoa học và Công nghệ tối nay, 29/3, vừa thông báo, cả 2 trạm đo phóng xạ ở Đà Lạt và Lạng Sơn đều phát hiện thấy phóng xạ với hàm lượng nhỏ.

Cụ thể, tại Trạm quan trắc Đà Lạt, ngoài các đồng vị phóng xạ tự nhiên là: Be-7 có nguồn gốc từ tia vũ trụ; K-40; Th-232 và U-238 có nguồn gốc từ bụi đất; còn ghi nhận được đồng vị phóng xạ nhân tạo là: I-131 với chu kỳ bán rã 8,02 ngày, ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường.

Tại trạm Lạng Sơn đã phát hiện được một số đồng vị nhân tạo trong không khí với hàm lượng rất nhỏ không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Các nhà khoa học Cục An toàn phóng xạ và hạt nhân nhận định, nồng độ này nhỏ hơn hàng trăm ngàn lần so với giá trị giới hạn quy định và không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân.

Giải thích về nguyên nhân phóng xạ lan ra miền Bắc, TS Đặng Thanh Lương, Phó Cục trưởng Cục An toàn phóng xạ và hạt nhân cho biết, có thể do khuếch tán trong không khí nên phóng xạ ở miền Nam mới lan ra phía Bắc.

Nồng độ phóng xạ ở Việt Nam có gia tăng hay không phụ thuộc tình hình khắc phục sự cố ở Nhật Bản – chuyên gia hạt nhân này cho biết.

Trong khi đó, quốc gia vừa bị động đất, sóng thần tàn phá này đã báo động hạt nhân mức cao nhất.

Trước đó, trao đổi với VTC News, Đại tá, TS Nguyễn Hữu Nghĩa, Viện trưởng viện Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội cho hay, các bác sĩ của chúng ta có thể chữa trị được bệnh nhân nhiễm xạ, nếu được phát hiện kịp thời.

Phương Đông

Bình luận
vtcnews.vn