Bao giờ người Mỹ hết... "Chiếm phố Wall”?

Thế giớiThứ Bảy, 29/10/2011 07:09:00 +07:00

(VTC News) – Truyền thông phương Tây luôn rêu rao tự do báo chí vì sao lại có thái độ hoàn toàn khác nhau với cùng một sự việc xảy ra ở các nước khác nhau?

(VTC News) – Phong trào “Chiếm phố Wall” lần này của Mỹ chủ yếu nhằm vào cơ quan tài chính tiền tệ và mâu thuẫn mang tính chế độ của Mỹ. Cơ quan tài chính tiền tệ của Mỹ là “tác giả” của cuộc khủng hoảng tài chính tài chính tiền tệ.

Tuy chính phủ Mỹ luôn miệng rêu rao phải thay đổi thể chế tài chính tiền tệ, tăng cường quản lí và giám sát..., nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất cứ hành động thực tế nào. Obama nhận chức hơn 3 năm, khẩu hiệu “thay đổi” vẫn chỉ là khẩu hiệu.

Tại sao vậy? Xét đến cùng, nguyên nhân là chính phủ hai đảng của Mỹ đều có liên quan mật thiết và phức tạp với các đầu sỏ tài chính tiền tệ phố Wall.

Hoạt động của các chính đảng tại Mỹ đều dựa vào sự ủng hộ của các tập đoàn tài chính, từ chi phí bầu cử, tạo uy tín đến tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng,… đều cần kinh phí rất lớn. Trong tình hình này, tuy nhiều lần tranh cãi nhưng hai đảng đều không muốn động đến lợi ích cơ bản của các đầu sỏ tài chính tiền tệ; do đó không có các hành động thực tế cũng là điều dễ hiểu. Cuối cùng, dân chúng bùng nổ phẫn nộ vì không thể nhẫn nhịn thêm được nữa.


Phong trào Chiếm phố Wall bùng nổ

Một nguyên nhân sâu xa khác nằm ở bản thân chế độ chính trị hai đảng của Mỹ. Về cơ bản, quan hệ giữa hai đảng của Mỹ là Zero-sum game (quan hệ tổng số bằng 0). Đặc điểm của mối quan hệ này là thất bại của đảng cầm quyền đồng nghĩa với cơ hội của đảng đối lập. Do đó, đảng đối lập gây mâu thuẫn ở khắp nơi, đối địch với đảng cầm quyền. Trên bản chất, đảng đối lập không thể hợp tác với đảng cầm quyền để giải quyết vấn đề.

Cùng với việc hai đảng thay nhau cầm quyền, nhiều vấn đề xã hội trong nước Mỹ hình thành bởi quán tính tư duy này đều được tích lũy trong quá trình hai đảng đối đầu, rất khó thay đổi.


Phong trào “Chiếm phố Wall” lần này có thể nói là phản ứng tập trung của khủng hoảng kinh tế Mỹ trên chính trị trong nước Mỹ, là thể hiện của mâu thuẫn mang mang tính chế độ nội tại mà Mỹ rất khó khắc phục trên thượng tầng xã hội. Cuộc tranh luận về điều chỉnh giới hạn nợ công của Mỹ gần đây chính là một ví dụ có thể chứng minh mâu thuẫn thể chế tại Mỹ không thể khắc phục.

Đặc điểm của tranh cử tại Mỹ là các chính trị gia hứa hẹn rất nhiều, lấy lòng dân chúng bằng điều kiện trái với thực tế như tăng lương, giảm thuế,... Sau khi nhận chức, chính phủ không thể không vay tiền để thực hiện lời hứa. Kết quả là nợ công của Mỹ tiên tục tăng lên. Chính phủ vay tiền để tồn tại, người dân tiêu dùng hơn trước, tài sản dần cạn kiệt,… Đây là con đường phát triển không thể kéo dài, sớm muộn cũng gây nên hậu quả chính trị nghiêm trọng.


Chính trị gia vay tiền để tồn tại ... 

Mặc dù chính phủ Obama cam kết cắt giảm chi tiêu công nhưng trên thực tế rất khó thực hiện; bởi cắt giảm chi tiêu công có nghĩa là cắt giảm dịch vụ công, các cử tri sẽ không đồng ý. Đặc điểm của cuộc tranh cử tại Mỹ là tất cả các chính sách của các chính trị gia tham gia tranh cử phải được tiến hành xung quan cuộc bầu cử và trong thời gian cầm quyền, điều này sẽ dẫn đến tầm nhìn hạn hẹp và hành vi ngắn hạn. Đấu tranh quyền lực khiến hai đảng ở vào thế đối lập, hài hòa trong xã hội bị phá vỡ, vấn đề xã hội rất khó thay đổi.

Những mâu thuẫn có nguyên nhân từ chế độ cơ bản này tại sao không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong suốt thời gian dài trong quá khứ? Đó là vì Mỹ có tích lũy thực dân hùng hậu và sức mạnh kinh tế to lớn thu được trong trật tự kinh tế thế giới không bình đẳng trong thời gian dài. Chi tiêu trong hơn 60 năm sau Thế chiến II và sự phát triển của các nước đang phát triển khiến ưu thế cạnh tranh của Mỹ dần dần suy giảm. Suy thoái tương đối của sức mạnh quốc gia Mỹ cũng là nguyên nhân khiến mâu thuẫn xã hội ngày một rõ rệt.


Tiêu chuẩn song trùng của báo chí phương Tây


Trong phong trào “Chiếm phố Wall” lần này, các phương tiện truyền thông của Mỹ có vẻ bị "trói tay". Đây hẳn phải là một nghịch lý, bởi nếu tại các nước đang phát triển xảy ra sự việc tương tự, các phương tiện truyền thông đại chúng của phương Tây chắc chắn đã đưa tin rầm rộ, hơn nữa còn kích động dân chúng bằng thái độ ủng hộ và đưa tin lan truyền; kết quả là đối đầu giữa người biểu tình và chính phủ diễn biến thành xung đột đẫm máu.

Sau đó, các quốc gia phương Tây lại áp dụng các biện pháp can thiệp, trừng phạt đối với chính phủ nước này, từ đó kích động hơn nữa dân chúng và phong trào chính trị đường phố. Trong tình hình dư luận và áp lực từ bên ngoài, chính phủ gần như không có cơ hội khôi phục trật tự và pháp luật bình thường trong trạng thái ổn định, cuối cùng dẫn đến mất kiểm soát toàn diện.

Diễn biến này gần như trở thành mô hình cố định của các phong trào đường phố tại các nước đang phát triển dưới sự can thiệp của truyền thông và chính phủ phương Tây.


Cảnh sát bắt người biểu tình 

Nhìn lại phương Tây, bất luận là bạo loạn ở London gần đây hay là phong trào “Chiếm phố Wall” tại Mỹ lần này, trong bối cảnh tình hình trở nên tương đối nghiêm trọng, truyền thông phương Tây đều thể hiện rất nhẹ nhàng. Truyền thông các nước đang phát triển xưa nay thì rất ít chỉ trích, can thiệp vào phương Tây với những sự kiện nội bộ như thế này, thậm chí có một vài tiếng chỉ trích cũng khó tạo nên ảnh hưởng; bởi trên thực tế, quyền kiểm soát truyền thông và tin tức quốc tế hiện nay nằm trong tay phương Tây, chiếm đến 80% lưu lượng tin tức được truyền phát trên thế giới.

Môi trường dư luận này khiến chính phủ các nước phương Tây có thể kịp thời khôi phục trật tự và pháp luật trong điều kiện tương đối bình thường.

Ví dụ: bạo loạn tại London vừa mới xảy ra đã bị định tính là “tội phạm hình sự”; Chính phủ và cảnh sát có quyền kiểm soát và ổn định tình hình. Phong trào “Chiếm phố Wall” lần này, cảnh sát Mỹ từng bắt hơn 700 người.

Nếu sự việc xảy ra tại các nước đang phát triển, chắc chắn sẽ bị truyền thông phương Tây chính trị hóa, "nhân quyền hóa" một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên, sự việc xảy ra tại Mỹ nên các phương tiện truyền thông có phần dè dặt.


Điều đáng để quan tâm là truyền thông các quốc gia phương Tây luôn rêu rao tự do báo chí lại có thái độ hoàn toàn khác nhau với cùng một sự việc xảy ra tại những nước khác nhau.

Phố Wall - biểu tượng của hệ thống tài chính tiền tệ thế giới 

Đi đâu, về đâu?

Cuộc khủng hoảng kinh tế lần này bắt đầu từ nước Mỹ, sau đó lan sang Châu Âu, nên cuộc sống của người dân Châu Âu chịu ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Từ năm 2009, các nước Châu Âu liên tục xảy ra các cuộc biểu tình, chỉ là không có khẩu hiệu “Chiếm Phố Wall’ rõ ràng như tại Mỹ lần này.

Điều này đương nhiên là bởi Phố Wall thực sự có ý nghĩa tượng trưng rất lớn, không chỉ đại diện cho giới tài chính tiền tệ của Mỹ mà còn tượng trưng cho hệ thống tài chính tiền tệ của cả thế giới. Các ngân hàng tham lam trở thành đối tượng tập trung sự phẫn nộ của dân chúng.


Có thể dự kiến, phong trào xã hội lần này tại Mỹ có thể kéo dài một thời gian, nhưng khả năng mất kiểm soát toàn diện dẫn đến bạo loạn trong xã hội không lớn. Tuy nhiên, cho dù vụ việc ổn định trở lại thì vấn đề cơ bản vẫn chưa được giải quyết. Các nhà chính trị Mỹ phải cân nhắc một cách nghiêm túc về mâu thuẫn mang tính chế độ của Mỹ, giải quyết vấn đề của Mỹ bằng thái độ nghiêm túc.

Hiện nay, Mỹ vẫn có thể dựa vào địa vị của đồng USD đẩy khủng hoảng kinh tế ra toàn thế giới, trốn tránh các mâu thuẫn xã hội, tiếp tục ra sức chèo chống mô hình phát triển đầy bất trắc. Nhưng cuối cùng, có thể duy trì được bao lâu, đó mới là vấn đề thực sự!


Sáng Nguyễn


Bình luận
vtcnews.vn