Bông hồng Thái trước sóng gió chính trường

Tư liệuThứ Bảy, 06/08/2011 09:30:00 +07:00

(VTC News) - Thắng lợi của cuộc bầu cử và sự ủng hộ của nhân dân không hề khiến con đường phía trước của tân Thủ tướng Yingluck bớt gập ghềnh và gian nan.

(VTC News) - Thắng lợi của cuộc bầu cử và sự ủng hộ của nhân dân không hề khiến con đường phía trước của tân Thủ tướng Yingluck bớt gập ghềnh và gian nan. Theo Xinhua, sau chiến thắng, bà Yingluck sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức từ sóng gió chính trường Thái.

Hôm qua (5/8), ứng cử viên Đảng Puea Thai Thái Lan Yingluck Shinwatra được bầu làm thủ tướng chính phủ khóa mới, trở thành nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Thái Lan. Sau mấy năm biểu tình và xung đột đẫm máu, Thái Lan liệu có thể phát triển kinh tế và hòa giải dân tộc dưới sự lãnh đạo của chính phủ Yingluck hay không?

Giới phân tích chỉ ra, thắng lợi vang dội của cuộc bầu cử và sự ủng hộ của nhân dân không hề khiến con đường phía trước của bà Yingluck bớt gập ghềnh và gian nan.
Sau chiến thắng, bà Yingluck sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức từ sóng gió chính trường Thái.

Tân Thủ tướng Thái Lan Yingluck 

Cải thiện đời sống nhân dân

Khi tranh cử, Đảng Puea Thai cam kết hàng loạt chính sách đãi ngộ đối với nhân dân. Ví dụ: trong nửa năm tăng ngày lương tối thiểu lên 300 Baht (khoảng 10 USD), tăng lương của sinh viên mới tốt nghiệp lên 15 000 Baht (khoảng 500 USD), tăng giá mua gạo tối thiểu; tăng tiền dưỡng lão cho người trên 60 tuổi, hằng năm cung cấp 800 000 máy tính xáy tay cho học sinh tiểu học có hoàn cảnh khó khăn, giảm thuế doanh nghiệp từ 30% ở thời điểm hiện tại xuống 23%, năm thứ 2 giảm xuống 20%, …

Tuy nhiên, vấn đề lạm phát cao và thâm hụt cao mà nền kinh tế Thái Lan hiện đang phải đối mặt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hiệu quả những chính sách này.

Tăng lương tối thiểu sẽ khiến gánh nặng cho doanh nghiệp tăng, tỉ lệ thất nghiệp tăng. Những chính sách đãi ngộ khác cũng cần một khoản tiền lớn nằm ngoài khả năng của chính phủ mới, buộc chính phủ mới phải mượn tiền.
Ngoài ra, trong tình hình thâm hụt cao, tiếp tục giảm thuế doanh nghiệp sẽ khiến chính phủ gặp khó khăn khi hoạch định ngân sách.

Rất nhiều thách thức đang chờ bà Yingluck 

Tất nhiên, những chính sách này có được thực hiện hiệu quả hay không ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của chính phủ Yingluck. Bài toán này rõ ràng đang thách thức chính phủ mới.

Ổn định, đoàn kết nội bộ

Khảo nghiệm quan trọng nhất hiện nay đối với bà Yingluck là cân bằng quan hệ giữa các nhóm lợi ích khác nhau trong nội bộ Đảng Puea Thai, đáp ứng những yêu cầu khác nhau của những phe phái khác nhau nhưng lại không thể “nuôi dưỡng khẩu vị của họ”.

Trước đây, Đảng Sức mạnh nhân dân (PPP) tiền thân của Đảng Puea Thai chia rẽ và chính phủ sụp đổ vì nội bộ bất ổn, thiếu đoàn kết. Đây là bài học lịch sử xương máu và không thể loại trừ khả năng lịch sử này có thể tái diễn đối với Đảng Puea Thai.

Thái Lan vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn chính trị cần giải quyết 

Hiện nay, trong liên minh cầm quyền, cạnh tranh giữa các ứng cử viên vào nội các ngày càng quyết liệt. Một thành viên Đảng Tổ quốc cho biết, cố vấn cấp cao Đảng Tổ quốc yêu cầu 3 chức vụ gồm Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Thứ trưởng Bộ Tài chính và Thứ trưởng Bộ Giao thông, nhưng Đảng Puea Thai chỉ đồng ý giao cho đảng này chức vụ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã, một vị trí Phó thủ tướng và một vị trí Thứ trưởng.

Đó là chưa tính đến cuộc đua vào vị trí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng ngày càng gay gắt.

Bà Yingluck cho biết: "Sau khi Quốc vương Bhumibol Adulayadej phê chuẩn tư cách thủ tướng của tôi, tôi sẽ nhanh chóng công bố danh sách thành viên tân nội các". Bà nhấn mạnh: “Danh sách này do Đảng Puea Thai đề xuất, hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của người anh đang sống lưu vong tại nước ngoài Thaksin Shinawatra”.

Không ít người Thái Lan tin rằng bà Yingluck chưa thoát khỏi cái bóng của anh trai. 

Xử lí tốt vấn đề Thaksin, quan hệ với quân đội và phe áo đỏ

Tân Thủ tướng Yingluck phải thoát khỏi cái bóng của anh trai Thaksin, chứng minh bản thân có khả năng quản lí quốc gia. Tất nhiên, sau khi Đảng Puea Thai cầm quyền vẫn không từ bỏ nỗ lực “bình phản” cho Thaksin. Gần đây, khi trả lời phỏng vấn của báo giới, Yingluck tuyên bố: “Đảng Puea Thai sẽ điều tra lại vụ án có liên quan đến Thaksin”.

Tầng lớp trí thức Thái Lan đã mất lòng tin đối với Thaksin Shinawatra và Đảng Puea Thai. Tuy nhiên, do Đảng Puea Thai chiếm được ưu thế và sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc bầu cử nên tầng lớp này mới thỏa hiệp và nhượng bộ. Do đó, Yingluck phải cân bằng quan hệ giữa các bên để tạo tiền đề cho hòa giải và kiềm chế đối phương mở rộng ảnh hưởng.

Về quan hệ với quân đội, gần đây, Yingluck và giới quan chức quân đội cấp cao không ngừng đưa ra những tín hiệu nhằm giảm bớt căng thẳng trong thời gian Đảng Puea tranh cử. Tư lệnh Lục quân Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết sẵn sàng thảo luận việc lựa chọn người đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng với thủ tướng Yingluck. Ông cho biết: “Chính phủ không cần hỏi ý kiến của lục quân về việc lựa chọn người đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Nhưng nếu thủ tướng Yingluck hỏi tôi thì đó là vinh hạnh của lục quân”.

Tư lệnh Lục quân Thái Lan Prayuth Chan-ocha 

"Đối phó" với lãnh đạo phe áo đỏ cũng là một bài toán nan giải với tân thủ tướng Yingluck. Phe áo đỏ là lực lượng chính trị nhân dân ủng hộ phía sau Đảng Puea Thai và Thaksin, thành công của cuộc tranh cử lần này đã chứng tỏ sự ủng hô của nhân dân đối với Đảng Puea Thai ở miền Đông Bắc và miền Bắc Thái Lan. Sau khi tranh cử, không ít thành viên phe áo đỏ yêu cầu Yingluck bổ nhiệm lãnh đạo phe áo đỏ chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội các.

Do đó, tuyển cử lần này rất có thể dẫn đến tình trạng bất mãn và đối kháng.


Tra cứu kết quả tuyển sinh Đại học – Cao đẳng 2011 nhanh nhất tại: http://diemthi.vtc.vn


Sáng Nguyễn



Bình luận
vtcnews.vn