Phía sau chủ trương “đánh” và “đàm” của Pháp tại Libya

Tư liệuThứ Sáu, 05/08/2011 11:02:00 +07:00

(VTC News) - Chính phủ Pháp vừa ủng hộ hành động quân sự tại Libya vừa kêu gọi chính trị giải quyết khủng hoảng. Tại sao Pháp đi cả hai nước cờ "đánh" và "đàm"?

(VTC News) - Cùng với quyết định kéo dài hành động quân sự tại Libya, Pháp đồng thời chủ trương giải quyết khủng hoảng Libya bằng con đường chính trị. Tại sao cùng một lúc Pháp đi cả hai nước cờ "đánh" và "đàm"?

Ngày 12/7, Hạ viện và Thượng viện Pháp đã thảo luận và bỏ phiếu về vấn đề có kéo dài hành động quân sự của Pháp tại Libya hay không. Kết quả cả hai viện đều đồng ý Pháp tiếp tục hành động quân sự tại Libya với số phiếu đa số tuyệt đối. Tuy nhiên, gần đây, chính phủ Pháp lại đưa ra chủ trương giải quyết vấn đề Libya bằng chính trị.

Giới phân tích chỉ ra rằng Pháp vừa chủ trương “đánh” vừa chủ trương “đàm” trong vấn đề Libya đều vì bảo vệ lợi ích thiết thân của Pháp.

Ủng hộ kéo dài hành động quân sự tại Libya

Đã gần 4 tháng kể từ khi Pháp “đi đầu” phát động hành động quân sự nhằm vào chính quyền Gaddafi Libya vào ngày 19/3. Theo Hiến pháp sửa đổi năm 2008 của Pháp, sau khi tiến hành hành động quân sự tại nước ngoài vượt quá 4 tháng, chính phủ nhất định phải đưa vấn đề có tiếp tục kéo dài hành động đến quốc hội bỏ phiếu biểu quyết, bởi đây là trình tự pháp luật bắt buộc.

Kết quả bỏ phiếu cho thấy, trong Hạ viện có 482 người bỏ phiếu ủng hộ kéo dài hành động quân sự tại Libya, 27 người phản đối. Thượng viện có 311 phiếu tán thành, 24 phiếu phản đối.

Pháp bỏ phiếu tiếp tục chiến dịch quân sự tại Libya 

Đối diện với những lời chất vấn và chỉ trích ngày càng mạnh mẽ từ trong nước cũng như quốc tế đối với hành động tấn công Libya, tại sao tỉ lệ giữa phiếu ủng hộ và phiếu phán đối của hai viện lại chênh lệch lớn như vậy? Giới phân tích chỉ ra rằng thoạt nhìn thì kết quả này có vẻ bất ngờ nhưng thực chất lại xuất phát từ những tính toán kĩ lưỡng nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của Pháp.

Các nghị viên với tư cách là những nhân vật chính trị không phân biệt phe phái, đại đa số đồng ý chính phủ tiếp tục tiến hành hành động quân sự. Họ cho rằng hành động này để bảo vệ nhân dân Libya khỏi bom đạn của quân đội chính trị, hơn nữa hành động quân sự của Pháp tại Libya trên một mức độ nhất định đã nâng cao địa vị của Pháp trên trường quốc tế.

Mặc dù hai viện của Quốc hội Pháp đều tán thành Pháp tiếp tục hành động quân sự tại Libya với số phiếu đa số tuyệt đối nhưng ý kiến của cánh tả và cánh hữu không hề giống nhau. Đảng cánh hữu cầm quyền, Liên minh Phong trào Nhân dân (UMP) toàn lực ủng hộ hành động và chính sách của chính phủ Pháp trong hành động tấn công Libya trong thời gian gần đây, nhấn mạnh mục đích của Pháp là bảo vệ nhân dân Libya khỏi bom đạn của quân đội chính phủ và lật đổ nhà độc tài Gaddafi khiến Đảng Xã hội cánh tả đối lập luôn “quảng cáo” là người bảo vệ nhân quyền không thể phản đổi, không thể không bỏ phiếu tán thành.

Pháp mong muốn bảo vệ người dân Libya khỏi bom đạn của quân đội chính phủ 

Một số thành viên Đảng Cộng sản Pháp lại phê bình gay gắt chính sách của chính phủ Pháp, cho rằng Pháp đã can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Mặc dù đã ngăn chặn được hành động giết hại hàng loạt tại thành phố Benghazi nhưng tại thủ đô Tripoli và nhiều thành phố khác lại khiến nhiều người chết và bị thương, cung cấp vũ khí cho phe đối lập Libya càng phi phạm nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.

Chủ trương giải quyết bằng chính trị có điều kiện.


Mặc dù Quốc hội Pháp bỏ phiếu đồng ý tiếp tục hành động quân sự tại Libya nhưng những diễn biến phức tạp trong tình hình Libya khiến Pháp không thể không tính đến con đường giải quyết khủng hoảng bằng chính trị. Trước đó, chính phủ Pháp đã đề xuất chủ trương giải quyết vấn đề Libya bằng chính trị nhưng tiền đề là lãnh đạo Libya Gaddafi phải từ bỏ quyền lực chính trị.

Thủ tướng Pháp Francois Fillon tuyên bố trước Quốc hội: “Tình hình Libya đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, giải quyết bằng chính trị là con đường cần thiết, con đường này đã bước đầu hình thành”. Ông nhấn mạnh: “Tiền đề để chấm dứt hành động quân sự là quân đội của Gaddafi quay về doanh trại thực hiện ngừng bắn thật sự; chấm dứt tất cả các hành động bạo lực đối với dân thường và tham gia vào viện trợ chủ nghĩa nhân đạo quốc tế; Gaddafi từ bỏ quyền lực chính trị”.

Thủ tướng Pháp Francois Fillon: Giải quyết bằng chính trị là con đường cần thiết. 

Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé cũng nhấn mạnh: “Dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, nếu các bên thực hiện ngừng bắn thật sự thì có thế khởi động tiến trình đàm phán. Đàm phán bao gồm đại biểu của các bên tại Libya, phải để cho chính quyền Libya hiện tại nhận thức được rằng Gaddafi không còn bất cứ tiến đồ chính trị nào".

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp Gerard Longuet tuyên bố: “Chúng tôi (NATO) có thể chấm dứt hành động tấn công nhưng tiền đề là các bên có liên quan tại Libya tiến hành đàm phán”. Gerard Longuet còn ngầm chỉ: “Gaddafi có thể không rời khỏi Libya nhưng nhất định phải từ bỏ quyền lực chính trị”.

Gaddafi có thể không cần rời khỏi Libya nhưng nhất định phải từ bỏ quyền lực chính trị. 

Ngày 12/7, khi trả lời phỏng vấn của Tờ Le Figaro Pháp, Thủ tướng Libya Mahathir Motech lần đầu tiên tuyên bố: “Hiện nay có thể khởi động đàm phán không có Gaddafi”. Ông kêu gọi: “Các bên có liên quan tại Libya nên nhanh chóng tiến hành đối thoại về vấn đề thiết lập chính quyền mới tại Libya, Gaddafi sẽ không tham gia vào buổi đàm phán này”. Ông đồng thời kêu gọi NATO nhanh chóng chấm dứt ném bom, hi vọng chính phủ Libya có thể đàm phán trực tiếp với Pháp.

Tình hình tương lai đáng để quan tâm.

Trái với thái độ do dự khi Tunisia và Ai Cập xảy ra hỗn loạn, Pháp lại rất tích cực với khủng hoảng tại Libya. Tình hình Libya đã trở thành điểm rẽ trong chính sách đối ngoại của Pháp. Pháp không những tích cực thúc đẩy tổ chức Hội nghị Paris về vấn đề Libya, dẫn đầu áp dụng tấn công quân sự đối với Libya, dẫn đầu thừa nhận phe đối lập Libya, hơn nữa hiện nay còn đề xuất giải quyết khủng hoảng Libya bằng chính trị.

Hội nghị Paris về vấn đề Libya 

Để tạo tính hợp pháp cho hành động tấn công Libya, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã kêu gọi sức mạnh của thế giới phương tây, lợi dụng sự ủy quyền của Nghị quyết số 1973 của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, ngày 19/3 đã triển khai hành động tấn công đối với lIbya. Mặc dù hiện nay cục diện Libya vẫn đang trong tình trạng bế tắc nhưng Nicolas Sarkozy cho rằng Pháp đang đứng trên lập trường nhân đạo. Khi trả lời phỏng vấn của báo giới, ông nhấn mạnh: “Không có sự giúp đỡ của chúng ta (Pháp), tình hình Benghazi sẽ càng hỗn loạn. Chúng ta đã ngăn chặn được tàn sát tại Benghazi, nơi có gần 1 triệu dân thường sinh sống”.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy: “Không có sự giúp đỡ của Pháp, tình hình Benghazi sẽ càng hỗn loạn". 

Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, tất cả những gì chính phủ Pháp làm trong vấn đề Libya đều xuất phát từ lợi ích thiết thân của Pháp. Ngay cả Sarkozy cũng có những tính toán cho riêng mình.

Đầu tiên, tỉ lệ ủng hộ Sarkozy trong nước đã giảm xuống đáng kể. Do đó, ông hi vọng có thể nắm bắt vấn đề Libya để thay đổi tình hình, để thuận lợi hơn trong cuộc tổng tuyển cử sang năm.

Thứ hai, Pháp hi vọng xây dựng lại hình ảnh nước lớn của mình trên thế giới, đặc biệt là trong thế giới Ả rập.

Ngoài ra,nỗi lo bị gạt ra ngoài vũ đài chính trị quốc tế của các nước lớn Châu Âu ngày càng sâu sắc. Do đó, Pháp, Anh phải thông qua hành động tại Libya lần này chứng minh bản thân vẫn còn có sức ảnh hưởng quốc tế to lớn, vẫn có thể đưa ra quyết định và hành động áp dụng đối với các vấn đề quốc tế.

Chiến tranh Libya dai dẳng hơn so với tính toán của Pháp 

Tuy nhiên, do chiến tranh Libya kéo dài, phi phí quân sự của Pháp tại Libya đã thành con số khổng lồ, tiếng nói chất vấn và chỉ trích ngày một mạnh mẽ. Ngày 10, Bộ trưởng Bộ Ngân sách Pháp Valerie Pecresse chứng thực chính phủ Pháp đã chi 160 triệu euro cho hành động quân sư tại Libya.

Giới phân tích chỉ ra nhanh chóng giải quyết vấn đề Libya là yêu cầu bức thiết của ngoại giao và chính trị Pháp, đây cũng là nguyên nhân Pháp ngày càng tích cực tìm kiếm con đường giải quyết khủng hoảng Libya bằng chính trị. Hành động quân sự tại Libya nếu còn kéo dài tất sẽ ảnh hưởng đến cuộc tổng tuyển cử tại Pháp vào đầu năm 2012.

Sáng Nguyễn
Bình luận
vtcnews.vn