Vì sao Obama ca ngợi ông chủ thứ 22 của Lầu Năm Góc?

Thế giớiThứ Sáu, 01/07/2011 04:56:00 +07:00

(VTC News) - Tổng thống Mỹ đã trao tặng huân chương Tự Do cho Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tại buổi lễ nghỉ hưu của ông ở Lầu Năm Góc vào hôm qua.

(VTC News) - Tổng thống Mỹ đã trao tặng huân chương Tự Do cho Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tại buổi lễ nghỉ hưu của ông ở Lầu Năm Góc vào hôm qua (30/6).

Tại buổi lễ này, ông Obama đã ca ngợi ông Gates hết lời: "Gates là một người Mỹ yêu nước, rất khiêm tốn, trung thực, giản dị và là một trong số những quan chức giỏi nhất của Mỹ".

Tổng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ Mike Mullen, người phát biểu đầu tiên tại buổi lễ này cũng nhận xét: "Ông Gates thường nói rất thẳng thắn. Không hề vòng vo."


Tổng thống Mỹ đã bất ngờ trao tặng huân chương Tự Do cho Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tại buổi lễ nghỉ hưu của ông ở Lầu Năm Góc vào hôm qua (30/6)

Giám đốc CIA Leon Panetta – người từng đề xuất ông Obama nên tiếp tục bổ nhiệm bậc tiền bối Gates là Bộ trưởng Quốc phòng sau cuộc bầu cử vào năm 2008 - vừa được chỉ định giữ chức vụ này thay ông Robert Gates. Vào năm 2006, Cựu Tổng thống George W. Bush đã chỉ định ông Gates là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và ông vẫn giữ cương vị này dưới thời Tổng thống Obama. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Gates là vị Bộ trưởng đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ vẫn giữ được vị trí của mình sau khi tân Tổng thống nhậm chức.

Huân chương Tự Do mặc dù không phải là một phần trong kế hoạch dự kiến của chương trình này, nhưng ông Obama vẫn yêu cầu ông Gates đứng lên nhận giải thưởng này. Đó được xem là niềm vinh dự lớn nhất mà một Tổng thống có thể trao cho công dân của mình. Lý do ông Gates được trao tặng món quà vô giá này là bởi "ông đã cống hiến toàn bộ cuộc đời mình để đảm bảo an ninh cho người Mỹ".

Trái ngược với cách ứng xử bị coi là huênh hoang của người tiền nhiệm - Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld, sự khiêm tốn, nhún nhường của Robert Gates đã giúp ông nhận được nhiều lời ngợi khen. Với tinh thần trách nhiệm cao, và sự công tâm của mình, ông Gates đã vực lại danh tiếng cho văn phòng Bộ Quốc phòng Mỹ sau nhiều scandal mà các bậc tiền bối để lại.

Ông Obama hết lời ca ngợi Gates 

Một trong những dấu ấn đáng nhớ trong sự nghiệp của Gates là ông đã từng công khai nghi ngờ tính cần thiết trong việc tham gia vào các cuộc không kích của NATO tại Libya. Vào năm 2007, ông đã từng có những phản ứng mạnh mẽ trước các điều kiện vật chất "đáng xấu hổ" tại Trung tâm Y tế quân đội Walter Reed ở Washington.

Trong khi ông Rumsfeld chỉ nhắm vào mục tiêu lật đổ chính quyền Saddam Hussein nhưng luôn miệng tuyên bố: "Chúng tôi không định tái thiết đất nước này", thì ông Gates lại tập trung vào việc làm sao để đạt được mục tiêu mà giảm thương vong dân thường và tăng cường các mối liên hệ với người dân ở đây. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà tình hình ở Iraq lại được cải thiện đáng kể trong suốt nhiệm kì của ông.

Phát biểu tại Đại học Quốc phòng Quốc gia vào năm 2008, ông Gates cho rằng Mỹ cần “khiêm tốn về những gì lực lượng quân đội và các công nghệ hiện đại có thể làm được”. Xét trên vài phương diện, ông Gates có thể đã có một vị trí dễ chịu hơn dưới thời một Tổng thống có "sự đồng cảm rất lớn với chính sách đối ngoại" như một lần ông nói với phóng viên David Brooks của tờ New York Times về cựu Tổng thống George H.W. Bush.

Tuy nhiên, ông Gates cũng đã gây ra nhiều hậu quả lớn trong suốt nhiệm kì của mình 

Ông Gates cũng từng phản đối cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan của Mỹ. Trong một lần phát biểu trước các học viên của trường West Point, New York, ông từng nói: "Sẽ là chẳng khôn ngoan chút nào nếu Mỹ khơi mào một cuộc chiến khác giống như ở Iraq hay Afghanistan".

Dưới thời Tổng thống Obama, ông Gates vẫn duy trì cách tiếp cận của mình, đó là kết hợp chặt chẽ với Ngoại trưởng Hillary Clinton. Điều quan trọng hơn cả là nhiệm kì vừa qua của ông đã giúp chính quyền của đảng Dân chủ có được sự tín nhiệm cần thiết để rút vốn ra khỏi các chương trình đã lỗi thời và hướng tới việc thiết lập ra quân đội của thế kỉ 21.

Tất nhiên, dấu mốc gắn bó không thể không kể đến giữa ông và Tổng thống Obama chính là việc tiêu diệt thành công trùm khủng bố Osama Bin Laden hồi đầu tháng 5 vừa qua.

Có thể nói, so với các bậc tiền nhiệm trước đó, Gates đã đạt được nhiều thành quả đáng chú ý hơn hẳn trong suốt 2 nhiệm kì của mình. Tuy nhiên, ông cũng chính là gương mặt đại diện cho những hậu quả đáng buồn từ hai cuộc chiến của Mỹ tại Iraq và Afghanistan.

Dưới đây là một số mốc đáng chú ý trong sự nghiệp của ông Gates:

Sau khi nhận tấm bằng Tiến Sĩ về các mối quan hệ Nga – Trung từ Georgetown vào năm 1974, Robert Gates trở thành một thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, phục vụ dưới thời Tổng thống Ford.  

Các kinh nghiệm tình báo về Liên Xô đã giúp Gates có được vị trí nhân viên tình báo quốc gia, phục vụ cho CIA trong suốt nhiệm kì của Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter



Gates (ngồi ở vị trí trung tâm) tiếp chính quyền Reagan với tư cách là Phó Giám đốc CIA.  


Bất chấp hậu quả của vụ Iran-Contra và thất bại trong việc dự đoán sự sụp đổ của Liên Xô (cũ), Gates vẫn được Cựu Tổng thống George H.W. Bush đề cử làm Giám đốc CIA ở tuổi 48. Và điều này đã giúp ông trở thành Giám đốc CIA trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước Mỹ.  

Sau nhiều bất đồng quan điểm về cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld xin từ chức vào năm 2006, và ngay sau đó Cựu Tổng thống George W. Bush đã bổ nhiệm Gates thay thế.  



Thật bất ngờ là Tổng thống Obama tiếp tục cử Gates giữ chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng vào năm 2008.  

Kiều Vui
(tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn