Cái chết của Bin Laden hay chiếc hộp Pandora chết chóc

Thế giớiThứ Ba, 03/05/2011 09:18:00 +07:00

(VTC News) - Thời đại hậu Bin Laden có lạc quan hơn thời đại Bin Laden? Cái chết của Bin Laden là sự khởi đầu cho hòa bình mới hay mở ra thời kì kinh hoàng mới?

(VTC News) – Trùm khủng bố khét tiếng Bin Laden, kẻ gây ra sự kiện 11/09 kinh hoàng chấn động cả thế giới đã chết. Đây là thành quả to lớn mang tính lịch sử trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ, là niềm kiêu hãnh của Mỹ.

 

Tuy nhiên, “thời đại hậu Bin Laden” có lạc quan hơn “thời đại Bin Laden”? Cái chết của Bin Laden là sự khởi đầu cho “hòa bình mới” hay mở ra thời kì kinh hoàng mới?

 

Dưới đây là phân tích của GS. Triệu Khả Kim, Phó chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu quan hệ Trung Mỹ thuộc Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc.

 

Cái chết của Bin Laden khiến cho cuộc chiến chống khủng bố kéo dài 10 năm của Mỹ cuối cùng cũng đơm hoa kết quả, nhất là đối với Tổng thống Obama đang đau đầu nhức óc với nhiều khó khăn như khôi phục kinh tế, mở rộng việc làm, bài toán ngoại giao,… Sự kiện trọng đại mang tính lịch sử này khiến lộ trình tranh cử của Obama đột nhiên tìm được “con đường sáng”.

 

Tuy nhiên, sự phát triển của tình hình khônghề cho phépngười Mỹquálạc quan.

 

Cho dù truyền thông thế giới hết lời ca ngợi sự vĩ đại của cuộc tấn công Bin Laden, cũng như bất luận chuẩn bị kĩ càng đến đâu để đối mặt với sự trả đũa của chủ nghĩa khủng bố, nước Mỹ vẫn sẽ đứng trước nguy cơ “nghênh đón” một trận bão tấn công của chủ nghĩa khủng bố mang tính báo thù đến từ al-Qaeda. Cho dù tổ chức khủng bố không thể hành động trong lãnh thổ nước Mỹ, nhưng mục tiêu ở nước ngoài của Mỹ và các lực lượng thân Mỹ sẽ có thể trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công trả thù.

 

 

Khác với Saddam Hussein, Bin Ladencó những kẻ ủng hộ điên cuồng trong phạm vi toàn thế giới. Với những kẻ điên cuồng này, cái chết của Bin Laden đã khiến tình hình thay đổi đột ngột, sự thực này được chứng minh càng sớm, giới truyền thông phương Tây “vẽ” càng nhiều, khả năng bị chủ nghĩa khủng bố báo thù càng lớn, cũng đến càng nhanh.

 

Do mang tính báo thù, mục tiêu lựa chọn của chủ nghĩa khủng bố sẽ càng có tính biểu tượng và tính mục đích cụ thể, các đại sứ quán, lãnh sự quán tại nước ngoài, cơ quan chính phủ và các nhân vật chính trị quan trọng sẽ là những đối tượng đầu tiên phải đối mặt với những kế hoạch trả thù chưa từng có trong lịch sử, hơn nữa do thiếu kế hoạch và tổ chức chặt chẽ, cuộc tấn công sẽ thể hiện đầy đủ đặc trưng của cái gọi là “cuộc thánh chiến” bất chấp tất cả.

 

Rõ ràng, đối mặt với “thời đại hậu Bin Laden”, không những nước Mỹ chưa làm tốt công tác chuẩn bị mà cả thế giới đều thiếu sự chuẩn bị tâm lí cần thiết, cuộc chiến chống khủng bố trong tương lai không hề lạc quan. Từ tình hình hiện nay có thể thấy, cuộc chiến chống khủng bố mới của Mỹ đứng trước rất nhiều biến số.

 

Đầu tiên, Mỹ có thể duy trì liên minh chống khủng bố trong phạm vi toàn thế giới hay không?


Trước đây, Mỹ xây dựng liên minh chống khủng bố dựa vào phương pháp “lựa chọn” rất táo bạo của Tổng thống George Walker Bush: “Hoặc là Mỹ, hoặc là chủ nghĩa khủng bố”. Những hành động lỗ mãng của chủ nghĩa đơn phương Mỹ từng khiến cả thế giới khó chịu, nhưng khi đó đứng trước tình hình chủ nghĩa khủng bố kinh hoàng và sự kiện 11/9 khiến Mỹ bị tổn thương nghiêm trọng, các nước lựa chọn cách “nhẫn nhịn”.

 

Hiện nay, Bin Laden đã chết, chính phủ các nước từng “đau đầu nhức óc” vì khủng hoảng tiền tệ cũng đã tìm thấy lối ra, liên minh chống khủng bố sẽ phải đối mặt với thách thức tan vỡ. Việc Iran lập tức tuyên bố: “Mỹ đã không còn lí do đóng quân tại Trung Đông” ngay sau khi Bin Laden chết chính là một tín hiệu. Chỉ dựa vào sức mạnh bản thân nước Mỹ mà muốn duy trì cục diện chống khủng bố hòa bình rõ ràng là chuyện hoang tưởng.

 

"Chiếc hộp Pandora" là một câu chuyện thần thoại Hy Lạp, kể về một người con gái có tên Pandora vì tò mò nên đã mở chiếc hộp quà tặng của thần Zeus, khiến tất cả cái ác và bệnh dịch trong hộp được giải phóng ra ngoài và lan tràn khắp thế giới.

Điển tích "chiếc hộp Pandora" được dùng để chỉ những hành động hoặc sai lầm gây ra hậu quả ngoài tầm kiểm soát mà người ta không bao giờ có cơ hội để làm lại hay sửa chữa.


Thứ hai, Obama có thể củng cố sự đồng thuận về vấn đề chống chủ nghĩa khủng bố giữa hai đảng trong nước hay không?

 

Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ sở dĩ kéo dài được đến nay, xét cho cùng có nhân tố mục tiêu là Bin Laden. Đối với người Mỹ, Bin Laden còn sống một ngày, ác mộng 11/9 sẽ kéo dài thêm một ngày. Sự tồn tại của Bin Laden, trên một mức độ nhất định đã thay thế “đồng thuận trong Chiến tranh Lạnh” khi đó. Bất luận là Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ, chỉ cần đề cập đến Bin Laden sẽ lập tức có thể phá vỡ những rào cản to lớn từ chính trị trong nước, mở ra con đường mới cho chính sách ngoại giao của mình.

 

Hiện nay, Bin Laden đã chết, trừ khi Mỹ lại bị chủ nghĩa khủng bố tấn công một lần nữa giống như sự kiện 11/9, nếu không sẽ rất khó lấy 3 chữ “chống khủng bố” làm “kim bài” để Tổng thống kiểm soát ngoại giao.

 

Thứ ba, Obama định vị cuộc chiến chống khủng bố như thế nào trong chiến lược an ninh quốc gia?

 

Từ năm 2001, Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia của chính phủ Mỹ các nhiệm kì trước đều đặt nhiệm vụ chống chủ nghĩa khủng bố và ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt làm mục tiêu hàng đầu, hơn nữa ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt có quan hệ mật thiết với cuộc chiến chống khủng bố.

 

Trong thời đại hậu Bin Laden, Mỹ đặt chống khủng bố ở vị trí nào trong chiến lược an ninh quốc gia, làm thế nào cân bằng quan hệ giữa mục tiêu chống chủ nghĩa khủng bố và những mục tiêu khác có thể sẽ là đề tài quan trọng trong cuộc bầu cử sắp tới. Từ góc độ đó có thể thấy, mặc dù trong bài phát biểu của mình, Obama không hề giảm nhẹ vị trí của chống khủng bố trong nền ngoại giao Mỹ, nhưng tinh thần chống chủ nghĩa khủng bố của Mỹ rất có thể sẽ chùng xuống, trong khi điều này đối với Mỹ mà nói, rất có thể sẽ lại là sự bắt đầu của một bài học mới.

 

Sáng Nguyễn (Theo Xinhua)

Bình luận
vtcnews.vn