Thế giới "không cần được Mỹ phê chuẩn" đang hình thành?

Thế giớiThứ Ba, 19/04/2011 01:45:00 +07:00

(VTC News) - Nếu không muốn gọi tổ chức này là BRIC, bạn có thể gọi là “số đông”, bởi tổng dân số của 5 quốc gia này chiếm tới gần 1/2 dân số thế giới.

(VTC News) – Ngày 15/4, tại Trung tâm hội nghị quốc tế Bác Ngao (Hải Nam, Trung Quốc) đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn châu Á thường niên, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo các nước thành viên, trong đó nổi lên 6 nước trong nhóm cường quốc mới nổi BRIC gồm Nga, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và Nam Phi.

 

Trong khi NATO đang đứng trước “ngã ba đường” tại Libya, Anh và Pháp bất lực tìm chỗ đứng mới, Đức dần thấy bất an với gánh nặng “thủ lĩnh” Châu Âu, Mỹ đang “vướng chân” với các vấn đề nội bộ… thì BRIC lại đang mạnh mẽ trỗi dậy. Và họ đang khiến đối thủ đặt ra câu hỏi: phải chăng thế giới không cần Mỹ phê chuẩn đang hình thành? Dưới đây là bài phân tích trên tạp chí Chính sách đối ngoại của Mỹ.

 

 Diễn đàn châu Á Bác Ngao thường niên năm 2011 khai mạc ngày 154 tại tỉnh Hải Nam Trung Quốc

Các nhà lãnh đạo BRIC đã họp nhau tại thành phố Tam Á (Trung Quốc) nhằm phát dương tổ chức đang ngày càng lớn mạnh này. Một trong những điểm nổi bật của tổ chức này là nó không phải của phương Tây, càng không chịu sự khống chế của Mỹ. Đem một liên minh quân sự hùng hậu và kì cựu nhất thế giới để so sánh với một liên minh lỏng lẻo của các nước lớn mới nổi rõ ràng là khập khiễng. Tuy nhiên, đặt song song hai sự kiện này, người ta phảng phất nhận ra rằng, dường như cục diện và tư duy của thế kỉ XX đang nhường chỗ cho cục diện và tư duy của thế kỉ XXI.

 

Ở Libya, các nước NATO từng được coi là chiến thắng trong Chiến tranh lạnh đang không ngừng tranh cãi về hiện thực sa lầy trong một cuộc can thiệp vũ trang hạ cấp, và do đó mà nảy sinh bất đồng, chia rẽ.

 

Trong khi đó, ở Tam Á, Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc lại nhiệt liệt chào đón Nam Phi gia nhập “câu lạc bộ nhỏ” của họ; hơn nữa còn nhấn mạnh, cho dù không đạt được kết quả nào hơn, họ vẫn sẽ hợp tác chặt chẽ và tìm cách tăng cường quan hệ. Tuy nhiên, trên thực tế, họ đã đạt được bước tiến mới và đưa ra chương trình hành động rộng lớn, bao gồm việc thúc đẩy thay thế hệ thống tiền tệ toàn cầu do đồng đô la Mỹ thống trị hiện nay bằng một hệ thống tiền tệ khác.

 

 Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma tham dự Hội nghị lần thứ 3 người lãnh đạo các quốc gia BRIC

Rõ ràng, Hội nghị thượng đỉnh nhóm BRIC có cộng hưởng đối với những hành động “không mấy khôn ngoan” tại Libya; bởi lẽ, tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, bốn nước BRIC ban đầu (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) đã cùng bỏ phiếu trắng trong cuộc biểu quyết thiết lập vùng cấm bay tại Libya, hơn nữa công khai phản đối trong mấy ngày nghị quyết này đưa ra. Đức, cường quốc đứng đầu Châu Âu đã cùng với 4 nước này bỏ phiếu trắng, điều này cho thấy việc phản đối nghị quyết này thực sự có ý nghĩa, hơn nữa cho thấy trong các cuộc bỏ phiếu sau này, BRIC rất có thể sẽ trở thành hạt nhân của một liên minh mới, mạnh mẽ, thay thế phương Tây và các nước phát triển như truyền thống.

 

NATO đang đứng trước ngã ba đường. “Thời khắc” Libya – được kỳ vọng là minh chứng cho chủ nghĩa đa phương mới, hùng mạnh và do Mỹ lãnh đạo mà tổng thống Mỹ Obama và những người khác muốn xây dựng – đang nhanh chóng trở thành minh chứng cho điểm yếu của NATO. Mỹ muốn có được sự tôn trọng của giới lãnh đạo, nhưng lại bị các vấn đề trong nước và chiến lược thiếu rõ ràng đẩy lui. Pháp và Anh có vẻ cũng rất muốn đứng thay vào chỗ khuyết, nhưng các nước khác lại không phục. Đức - quốc gia lãnh đạo Châu Âu trên thực tế - hình như ngày càng không thoải mái về gánh nặng đặt trên vai. NATO quá phụ thuộc vào sức mạnh Mỹ. Đối với hành động tổng thể, họ vẫn chưa thực sự rõ ràng.

 

 Ngày 17 tháng 3 tại Trụ sở LHQ ở New York đại biểu các nước thành viên giơ tay biểu quyết

Trong khi đó, mặc dù “đoàn kết chính trị” vẫn còn là môt cum từ xa vời với nhóm BRIC, trong những sự vụ quan trọng vẫn tồn tại bất đồng không nhỏ, hơn nữa, họ dường như không thể hiện tham vọng về một liên minh hành động chính thức và hoàn bị, nhưng BRIC trên thực tế đã có những điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ. Nếu không muốn gọi tổ chức này là BRIC, bạn có thể gọi là “số đông”, bởi tổng dân số của 5 quốc gia này chiếm tới gần 1/2 dân số thế giới. Nếu thêm nhiều quốc gia khác hưởng ứng quan điểm của nhóm BRIC và không tán thành với NATO, thì nhóm BRIC đúng là đã chiếm tuyệt đại đa số dân số thế giới.

 

NATO có thể chiếm ưu thế về vốn và thực lực, song BRIC và các nước khác không chỉ đại diện cho phần lớn dân số và tài nguyên thế giới, hơn nữa, còn là phần phát triển nhanh nhất.

 

Sáng Nguyễn (Theo Xinhua)

Bình luận
vtcnews.vn