Nước nào có nguy cơ thảm họa hạt nhân khi động đất?

Thế giớiThứ Bảy, 09/04/2011 12:49:00 +07:00

(VTC News) - Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Canada, Hàn Quốc..., nước nào sẽ "giật mình" khi thảm họa động đất xảy ra?

(VTC News) - Sau trận động đất gây nên sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, các nước có nhà máy điện hạt nhân trên thế giới đều phải giật mình nhìn lại: sẽ ra sao nếu thảm họa xảy ra trên đất nước mình?

1. Mỹ: Bắt đầu hoang mang

 

Sản lượng điện hạt nhân hàng năm: 798,7 tỷ Kwh

 

Mặc dù không xây dựng thêm nhà nhà điện hạt nhân từ sau sự cố ở đảo Three Mile năm 1979, nhưng Mỹ vẫn là nước sản xuất điện hạt nhân lớn nhất thế giới với 104 lò phản ứng hạt nhân, nhiều hơn của Pháp và Nhật cộng lại. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ điện của Mỹ rất lớn, nên lượng điện các nhà máy này sản xuất ra chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu tiêu thụ.

 

Sau trận động đất ở Nhật Bản, trên bản đồ điện hạt nhân ở Mỹ, 2 nhà máy điện hạt nhân California trở thành mối quan tâm lớn đối với chính phủ Mỹ. San Onofre và Diablo Canyon đều nằm trên đường đứt gãy trên bờ biển California đang ở trong khu vực hoạt động địa chấn tích cực.

 

 Nhà máy điện hạt nhân San Onofre (Ảnh: Fotosearch)

Nhà động đất học Seth Stein thuộc Khoa Trái đất và Hành tinh học trường đại học North West cho biết, khu vực miền tây nước Mỹ nằm đúng ở chỗ giao nhau giữa Thái Bình Dương và lục địa Bắc Mỹ, nên mức độ nguy hiểm do động đất sẽ cao gấp 5 lần so với miền đông nước Mỹ.

 

Nhà máy Humboldt Bay trên bờ biển phía Bắc California đã bị đóng cửa năm 1976 do lo ngại động đất, nhưng một số nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng vẫn được lưu giữ tại đây.

 

Kory Raftery, một phát ngôn viên của cơ quan vận hành lò phản ứng Diablo Canyon, cho biết nhà máy được thiết kế để chịu được động đất đến mức 7,5 độ richter trên các đoạn đứt gãy gần San Andreas. Song có một số đứt gãy khác ít được biết đến hơn thậm chí còn ở vị trí gần nhà máy hơn, bao gồm cả đoạn đứt gãy dưới bán kính một dặm đã được phát hiện trong năm 2008. Theo các nhà vận hành, các lò phản ứng đã được thử nghiệm để chịu được chấn động dự kiến từ những đứt gãy này.

 

Sau sự cố ở Fukushima I, cơ quan điều hành năng lượng nguyên tử Mỹ, các tổ chức phi lợi nhuận, viện nghiên cứu điện của Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu đánh giá lại những rủi ro do động đất ở miền đông nước Mỹ. Kết quả sẽ có vào cuối năm nay.

 

Khu vực dễ xảy ra động đất ở Mỹ là

Alaska
không có nhà máy điện hạt nhân.

 

2. Pháp:Niềm tin hạt nhân

 

Sản lượng điện hạt nhân hàng năm: 389,3 tỷ Kwh

 

 Nhà máy điện hạt nhân Rhone Valley

Nhà máy điện hạt nhân Rhone Valley và Cruas ở Monterlimar nước Pháp có hệ thống làm mát hoàn toàn khác biệt. Nó được xây dựng những năm 90 của thế kỷ 20, là 2 nhà máy hạt nhân duy nhất trên thế giới có hệ thống phòng động đất. Mỗi lò phản ứng nhân được chôn hơn 1800 đệm cao su, mỗi miếng đệm cao su dày vài inch.

 

Mặc dù tổng sản lượng điện hạt nhân của Pháp chỉ bằng gần một nửa của Mỹ, nhưng không có quốc gia nào phụ thuộc vào năng lượng điện hạt nhân như Pháp. 80% năng lượng điện nước này được lấy từ 58 lò phản ứng hạt nhân thuộc 19 nhà máy điện hạt nhân ở Pháp.

 

Mặc dù nhà máy hạt nhân Cruas ở Pháp có hệ thống phòng vệ tốt nhưng lại nằm ở gần khu vực biên giới giữa Pháp và Đức, thung lũng sông Rhine - vị trí động đất hay hoạt động ở Pháp. Các chuyên gia cho rằng, vết đứt gãy ở khu vực dọc sông

Rhine
sẽ mang lại nguy cơ động đất cho các nước như Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan… Khoảng cách đó không xa là nhà máy điện hạt nhân lâu đời nhất ở Pháp – Friesenheim.

 

3. Nhật Bản: Từ nguy cơ đến thảm họa

 

Sản lượng điện hạt nhân hàng năm: 265,8 tỷ Kwh.

  

 Sự cố
Fukushima
I được cho là sự cố gây quan ngại nhất thế giới

Chịu hậu quả nặng nề từ vụ ném bom nguyên tử của Mỹ trong Thế chiến thứ II, 20 năm sau, Nhật Bản theo đuổi chính sách  năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, nhờ năng lượng nguyên tử để phát triển kinh tế đất nước.

 

Bản thân không có dầu lửa, Nhật Bản phải nhập khẩu dầu, than, nhiên liệu tự nhiên; trong tình hình ấy, xây dựng nhà máy điện hạt nhân là một lựa chọn tối ưu cho nước này. Năm 1966, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Nhật bắt đầu vận hành. Cho tới nay Nhật Bản đã có 54 lò phản ứng hạt nhân, trong đó có lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới, nằm ở bờ biển Tây Nhật Bản, thuộc nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki Kariwa tỉnh Nigata.

 

Năng lượng điện sản xuất ra đáp ứng được 1/3 nhu cầu của Nhật Bản. Trước khi Fukushima xảy ra sự cố, nước này đã dự định năm 2017 tăng 40% và năm 2030 tăng 50% sản lượng hiện có.

 

Đương nhiên, tất cả các nhà máy điện nguyên tử ở Nhật Bản đều nằm ở khu vực dễ xảy ra động đất.

 

4. Nga: Từ một tham vọng

 

Sản lượng điện hạt nhân hàng năm: 154,9 tỷ Kwh

 

Nga phát triển ngành điện hạt nhân với lý do hoàn toàn khác với Nhật. Đất rộng người thưa, lại có nhiều tài nguyên dầu mỏ, nước Nga được cho là nơi có nguồn khí tự nhiên lớn nhất thế giới. Tuy nhiên,

Moscow
lại mong muốn nâng cao lượng xuất khẩu dầu mỏ. Để thực hiện mục tiêu này, Nga đã tăng khoản tiền trợ cấp hào phóng để khuyến khích nhân dân nước mình dùng năng lượng điện hạt nhân thay vì dùng các loại khí thiên nhiên. Bằng cách này, nước Nga có thể xuất khẩu được tài nguyên khí ra nước ngoài và thu ngoại tệ.

 

Công trường nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov

Hiện nay, 16% nhu cầu năng lượng của Nga được lấy từ 32 lò phản ứng hạt nhân đặt ở 10 khu vực khác nhau. Nước Nga dự định đến năm 2030 sẽ tăng sản lượng lên 25%.

 

Nga có một lò phản ứng hạt nhân nằm ở phía tây Ural, một khu vực đông dân cư tuy nguy cơ động đất thấp.

 

Tuy nhiên, hiện tại Nga đang xây dựng nhà máy hạt nhân ở nơi được xem là có nguy cơ động đất cao, nằm ở bán đảo Kamchatka, phía đông bắc Nhật Bản.

 

Nga dự định xây dựng nhà máy điện hạt nhân Akademik Lomonosov trở thành nhà máy hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới. Nhà máy này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2013. Vị trí của nó gần với vị trí tàu ngầm của Nga ở Thái Bình Dương. Ngoài ra, nước này còn có mục tiêu xây dựng vài nhà máy điện hạt nhân nổi di động tự do.

 

5. Hàn quốc: “Kẻ đến sau”

 

Sản lượng điện hạt nhân hàng năm: 140,4 tỷ Kwh.

 

Trong việc phát triển năng lượng điện hạt nhân, Hàn Quốc được coi là “kẻ đến sau”. Hàn Quốc bắt đầu kế hoạch nghiên cứu khi sự cố Three Mile xảy ra được 1 năm. Năm 1978, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên được xây dựng. Sau đó tiếp tục xây dựng 4 nhà máy và 21 lò phản ứng. sản lượng chiếm 1/3 công suất sử dụng điện của cả nước. Theo kế hoạch, đến năm 2022 Hàn quốc sẽ xây dựng thêm 12 lò phản ứng hạt nhân.

 

Hàn Quốc là nước phát triển nhanh trên Thế giới. Cũng giống Nhật Bản, nước này không có nguồn tài nguyên dầu mỏ, để đáp ứng nhu cầu dùng điện của người dân thì việc phát triển lĩnh vực năng lượng điện hạt nhân là một tất yếu.

 

6. Đức: Loại bỏ điện hạt nhân trước năm 2020?

 

Sản lượng điện hạt nhân hàng năm: 128,2 tỷ kwh

 

Nhà máy điện hạt nhân Kleinensiel nằm gần sông Weser được chính thức vận hành năm 1978 là một trong 7 nhà máy điện hạt nhân mà chính phủ Đức có kế hoach đóng cửa. Sau sự cố

Fukushima
, nhà máy này đã có kế hoạch kiểm tra độ an toàn trong vòng 3 tháng.

 

Nhà máy điện hạt nhân Kleinensiel  

17 nhà máy điện hạt nhân ở Đức cung cấp được khoảng 1/4 nhu cầu của đất nước. Tương lai của các nhà máy điện hạt nhân như thế nào vẫn đang được tranh cãi.

 

10 năm trước, Đảng Xã hội dân chủ và Đảng Xanh của Đức đã đạt được thỏa thuận quyết định dần dần loại bỏ các nhà máy điện hạt nhân và hoàn thành trước năm 2022. Năm 2010, thủ tướng Angela Merkel đã thay đổi quyết định này do Chính phủ Đức cho rằng, việc tiếp tục phát triển năng lượng điện nguyên tử là cần thiết, và yêu cầu duy trì các nhà máy điện nguyên tử. Quyết định này vấp phải sự phản bác khá gay gắt.

 

Sau khi xảy ra sự cố ở Nhật, Đức bắt đầu nhìn lại tương lai cho các nhà máy điện nguyên tử của mình. Các chuyên gia cho rằng, dọc theo sông

Rhine
, nơi có nhà máy điện hạt nhân lâu đời nhất của Đức cũng nằm trong phạm vi dễ xảy ra động đất.

 

7.

Canada
:

 

Sản lượng điện hạt nhân hàng năm: 85,9 kwh.

 

Đất nước này có khoảng 18 lò phản ứng hạt nhân, chiếm 15% tỷ trọng điện. Ontario có khoảng 16 lò phản ứng hạt nhân, trong đó có lò phản ứng Bruce, cung cấp được khoảng 53% nhu cầu điện của khu vực. Hai lò khác được đặt ở phía đông là

Quebec
và New Bruce.

 

Canada
dự định trong 10 năm tới sẽ xây dựng thêm 9 lò phản ứng hạt nhân. Nguy cơ động đất với
Canada
cũng thấp.

 

8. Ukraina: Thảm họa kinh điển

 

Sản lượng điện hạt nhân hàng năm: 78.8 tỷ kwh.

Nhìn vào

Ukraine
hiện tại, người ta có thể nhìn thấy quá khứ cũng như tương lai của năng lượng hạt nhân. Nhà máy điện hạt nhân Khmelnitski lại được xây dựng thêm 2 lò phản ứng hạt nhân.

 

 Tàn tích vụ nổ kinh hoàng Chernobyl

Lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của
Ukraine
chính là nhà máy điện Chernobyl với thảm họa lịch sử làm kinh hoàng cả thế giới. Nhà máy điện này được xây dựng vào năm 1970, vận hành năm 1977. Năm 1986, vụ nổ nhà máy điện Chernobyl dẫn đến cái chết của khoảng 30 người, gây ra vụ cháy kéo dài 10 ngày, làm ô nhiễm hạt nhân hàng chục nghìn km2 và trở thành sự cố hạt nhân nghiêm trọng nhất trong lịch sử.

 

25 năm sau, điện hạt nhân vẫn đóng vai trò quan trọng ở Ukairaina. Một nửa nhu cầu điện quốc gia được cung cấp từ 15 lò phản ứng của 4 nhà máy điện hạt nhân. Do nhu cầu quá lớn, nước này có dự định sẽ xây dựng 1 nhà máy với 2 lò phản ứng hạt nhân quy mô lớn.

 

Các chuyên gia cho rằng, ở Ukairaina có ít nguy cơ về động đất.

 

9. Anh: Câu chuyện về điện hạt nhân

 

Sản lượng điện hạt nhân hàng năm: 65.7 tỷ kwh.

 

Nhà máy điện hạt nhân Heysham nằm tại vịnh Morecambe phía Tây Bắc nước Anh, có 4 lò phản ứng hạt nhân, được vận hành vào những năm 80 của thế kỷ 20. Chính phủ Anh dự định 8 vị trí ngầm dành cho lò phản ứng hạt nhân mới, trong đó có nhà  máy điện hạt nhân Heysham.

 

 Nhà máy điện hạt nhân Heysam

Hiện nay nước Anh có 19 lò phản ứng hạt nhân lớn nằm ở 9 khu vực, sản lượng điện chiếm khoảng  18% nhu cầu đất nước. Những năm 60 của thế kỷ trước, Anh có xây dựng những nhà máy điện hạt nhân cỡ lớn 26 lò phản ứng hạt nhân, nhưng cuối cùng lại cho đóng cửa do vượt quá số lượng vận hành.

 

Nước Anh là quốc gia duy nhất trên thế giới còn tồn tại những lò phản ứng hạt nhân đời đầu. Năm 2008 chính phủ Anh  tuyên bố khuyến khích xây dựng các nhà máy điện hạt nhân kiểu mới, dùng để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng lớn. Thời gian xây dựng dự tính trước năm 2025. 

 

Các chuyên gia cho biết, nguy cơ động đất ở nước Anh rất thấp.

 

Cẩm Lệ(theo Sina)

Bình luận
vtcnews.vn