Sức chiến đấu của tổ hợp tên lửa chống tăng RIGAT

Tổng hợpThứ Ba, 03/08/2010 06:05:00 +07:00

(VTC News) – Là vũ khí chủ lực trên trực thăng tấn công “Tiger”, tổ hợp tên lửa chống tăng RIGAT có khả năng tiêu diệt cả xe tăng lẫn máy bay chiến đấu.

(VTC News) – Là vũ khí chủ lực trang bị trên máy bay trực thăng tấn công “Tiger”, tổ hợp tên lửa chống tăng RIGAT không chỉ có khả năng tiêu diệt xe tăng mà cả máy bay trực thăng tấn công và một số mục tiêu cơ động nhanh khác.

 

Tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển RIGAT. 

RIGAT là tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển do Tập đoàn Euromissile Dynamics Group (EDG) bao gồm British Aerospace Defence, Aerospatiale và Daimler Benz Aerospace của Anh-Pháp-Đức cùng nghiên cứu, chế tạo.

 

Tập đoàn Euromissile Dynamics Group được chính thức thành lập vào năm 1988 theo sáng kiến của Chính phủ 3 nước Anh, Pháp và Đức (sau đó có thêm Bỉ và Hà Lan) để cùng phối hợp nghiên cứu, thiết kế hệ thống vũ khí tên lửa chống tăng chung.

 

Kết quả của công trình nghiên cứu liên chính phủ trong một vài năm đã cho ra một số sản phẩm sau: TRIGAT LR (viết tắt của Third-TRI, Generation Anti-Tank – GAT, Long Range – LR) – tổ hợp tên lửa chống tăng tầm xa thế hệ thứ 3 và TRIGAT MR (MR- Medium Range) – tổ hợp tên lửa chống tăng thế hệ thứ 3 tầm trung.

 

RIGAT là vũ khí chủ lực trên máy bay trực thăng tấn công "Tiger". 

Tổ hợp tên lửa chống tăng TRIGAT LR hiện đang là vũ khí chủ lực của máy bay trực thăng tấn công “Tiger” và có thể được sử dụng để tiêu diệt xe tăng và một số mục tiêu cơ động nhanh khác, đặc biệt là máy bay trực thăng chiến đấu, thiết bị và kỹ thuật quân sự dùng để chỉ huy lực lượng và thông tin liên lạc, thậm chí là cả boong-ke trong tầm bắn từ 500-5.000 m.

 

Tổ hợp tên lửa loại này được cấu thành từ thiết bị phóng mang 4 tên lửa chống tăng, hệ thống điều khiển hỏa lực bao gồm có kính ngắm, hệ thống đánh chặn tự động và theo dõi mục tiêu, hệ thống chỉ thị mục tiêu và thiết bị giám sát.

 

Thiết bị phóng cùng hộp phóng mang tên lửa được gắn chặn trên giá cố định của máy bay trực thăng, trong đó tên lửa chống tăng được thiết kế với kết cấu modul, có vỏ, 4 thiết bị làm ổn định và cánh lái có thể tự động mở ra sau khi tên lửa rời khỏi hộp phóng, đầu đạn tự dẫn, nút điều khiển và động cơ.

 

Hộp phóng tổ hợp tên lửa chống tăng RIGAT trên máy bay "Tiger". 

Đầu đạn tự dẫn được trang bị bộ dò tìm hiện đại nhất lớp IRCCD (Infra-Red Charge Coupled Device) luôn được cập nhật thông tin về mục tiêu từ người điều khiển. Nó được tích hợp với hệ thống phát hiện, đánh chặn và theo dõi mục tiêu một cách tự động và tích cực nên có thể giúp cho người điều khiển dễ dàng lựa chọn một trong một vài mục tiêu xuất hiện trên trên thiết bị chỉ thị mục tiêu, đồng thời liên tục theo dõi 4 mục tiêu trong số đó trước khi tên lửa được kích hoạt rời bệ phóng.

 

Cận cảnh tên lửa chống tăng của tổ hợp RIGAT. 

Kính ngắm được gắn trên một mặt phẳng cố định, có khả năng làm việc ở hai chế độ: bức xạ hồng ngoại và bức xạ truyền hình, trong đó bức xạ hồng ngoại được trang bị bộ dò tìm IRCCD ở 4 góc quan sát khác nhau – 8 độ, 4,7 độ, 2,5 độ và 0,75 độ có thể xác định được mục tiêu trong phạm vi hơn 6.000 m, thiết bị quan sát toàn cảnh 40 x 30 độ để hỗ trợ nhìn đêm hoặc trong điều kiện tầm nhìn bị hạn chế do yếu tố khí hậu và thời tiết.

 

 Kết cấu các lớp của tên lửa giành cho tổ hợp RIGAT.

Trước khi phóng tên lửa cần phải mở nắp bịt hộp phóng ra, hướng trục tên lửa vào mục tiêu, xác định phần tử bắn và vị trí chính xác của mục tiêu bằng tương quan giữa hình ảnh thu được trong đầu đạn tự dẫn và hình ảnh từ kính ngắm, kiểm tra khả năng làm việc của đầu đạn trước khi hạ lệnh phóng tên lửa.

 

Tổ hợp RIGAT trang bị trên xe chiến đấu bộ binh. 

Trong điều kiện bình thường, 4 quả tên lửa chống tăng có thể được phóng ra trong khoảng 10 giây. Mỗi quả tên lửa sẽ bay theo quỹ đạo thẳng, nhận định mục tiêu của mình, bám sát mục tiêu và cuối cùng là tiêu diệt chúng.

 

Hiện nay, Tập đoàn EDG cũng đang triển khai nghiên cứu, chế tạo cả phiên bản tổ hợp tên lửa chống tăng mặt đất TRIGAT LR để trang bị cho các phương tiện vận tải mặt đất của lục quân.

 

Khi bắn vào các mục tiêu bọc thép, ban đầu tên lửa sẽ bay ở góc 10 độ so với mặt đất cho đến khi đạt đến độ cao 80 m (kết thúc giai đoạn bay), sau đó tên lửa sẽ tấn công vào mục tiêu từ trên cao xuống ở góc 30 độ so với mặt đất.

 

RIGAT trang bị cho bộ binh. 

Tổ hợp tên lửa TRIGAT MR là tổ hợp tên lửa chống tăng vác vai phiên bản trên bộ được điều khiển từ xa bằng tia laser, có tầm bắn xa từ 200-2.200 m. Loại tổ hợp tên lửa này có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bọc thép và các phương tiện kỹ thuật quân sự khác, thậm chí là cả boong-ke và vị trí triển khai hỏa lực.

TRIGAT MR có thể được trang bị trên một số phương tiện vận tải quân sự bọc thép như, “Warrior”, CV90 hoặc “Fuchs”.

 

Một số đặc tính kỹ-chiến thuật của tổ hợp tên lửa chống tăng TRIGAT MR tầm trung: trọng lượng thiết bị phóng 17 kg, trọng lượng thiết bị theo dõi và phát hiện mục tiêu 9,35 kg, trọng lượng tên lửa 15 kg, trọng lượng đầu đạn hơn 5 kg, tên lửa dài 1,045 m, đường kính 152 mm, tầm bắn xa từ 200-2.400 m, thời gian bay của tên lửa khi tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 200 m là 12 giây với tốc độ bay 60 km/h, nhiệt độ cho phép ứng dụng tổ hợp là từ -46 độ cho tới + 63 độ.

 

Mô phỏng tính năng hoạt động của RIGAT cả phiên bản trên không lẫn trên bộ. 


Hữu Kỷ - Nhật Minh (Theo Detavlav)

 

 

Bình luận
vtcnews.vn