Số phận thị nữ trong hậu cung Hồi giáo (2)

Tổng hợpThứ Hai, 19/07/2010 06:01:00 +07:00

(VTC News) - Mẹ của một công chúa có thể tái giá nhưng mẹ của hoàng từ thì nhất quyết sẽ được giữ lại để tiếp tục phục vụ cho chủ nhân mới.

(VTC News) - Việc có nhiều thê thiếp xuất hiện dưới sự cai  trị của đế chế Caliphate, khi người Hồi giáo coi việc một người đàn ông có nhiều vợ đẹp là thước đo của sự giàu có cũng như quyền lực. Còn về mặt tôn giáo, nhà tiên tri Mohammed không cho phép đàn ông có quá 4 vợ để giảm thiểu chế độ đa thê.

Các thị nữ sống trong hậu cung ở Thổ Nhĩ Kỳ thường được mua từ những khu chợ nô lệ Hoàng gia rồi sau đó được đưa vào Hoàng cung. Tuy nhiên, chỉ những người con gái còn trinh tiết mới xứng đáng được bước chân vào khu vực này. 
 

Trong thế kỷ 19, hình ảnh các Odalik ở trong các hậu cung Thổ Nhĩ Kỳ là một đề tài khá phổ biến đối với các họa sĩ châu Âu. 


Trong số các Odalik cũng có rất nhiều người xuất thân từ tầng lớp quý tộc. Họ được dạy cách để trở thành người nổi bật trong đám đông như cách nháy mắt gợi tình hay có những cử chỉ lời nói thu hút được sự chú ý giữa hàng ngàn phụ nữ, vì Sultan sẽ không thể nhận ra một ai đó nếu họ không đặc biệt.

Sultan cũng có thể nhận những cô gái đẹp như một món quà bàytỏ lòng kính trọng đối với mình. Trong đó có trường hợp lãnh chúa Algeria Mohammed bin Osman đã dâng lên Sultan Selim III một phụ nữ người Pháp tên là Emma de Beauharnais, bà chính là em họ của vợ Napoleon Bonaparte đã bị những kẻ cướp biển bắt cóc. 

Để được đặt chân vào hoàng cung của Thổ Nhĩ Kỳ, một nữ nô lệ buộc phải hoàn thành một bài kiểm tra sự trong trắng ngây thơ bằng cách bị bắt buộc phải ôm hôn một người đàn ông Hồi giáo.

Họthường được miêu tả là những cô gái trẻ đẹp ở trong tư thế nửa trần, ngả mình trên đệm hoặc múa bụng biểu diễn trước các chủ nhân.  


Các thị nữ (Odalik) được tuyển chọn từ tuổi 13, độ tuổi những bé gái bắt đầu dậy thì, trở nên xinh đẹp và đã đủ sức thu hút sự chú ý của các Sultan.

Chính từ các Odalik mà người chủ hậu cung sẽ chọn ra 7 người làm vợ (gọi là Kadin). Họ sẽ là người gánh trọng trách sinh con trai nối dõi. 
 

Họa sĩ Jean Auguste Dominique Ingres của Pháp đã có hơn 100 bức tranh với chủ đề này.

Ở khía cạnh nào đó có thể hiểu việc bước chân vào một hậu cung cũng giống như trở thành một nữ tu, nơi những người phụ nữ sẽ dồn hết tâm trí trong quãng đời còn lại để phục vụ cho người người đàn ông của mình.

Các Kadin và Odalik buộc phải cắt đứt mọi mối liên hệ với thế giới bên ngoài, được đặt tên mới và học cách sống biết vâng lời. Họ sẽ sống và sẽ chết ở chính nơi này.

Các Odalik còn lại không có nhiều đặc ân từ Sultan và mỗi người trong số họ đều có ước vọng được trở thành Kadin. Để đạt được điều đó cũng không phải là không thể.

Tất cả đều phụ thuộc vào tài năng và tính cách của các cô gái để giúp họ có thể leo lên bậc thang quyền lực cao hơn trong hệ thống phân cấp thứ bậc ở hậu cung. Nó không chỉ cần tới diện mạo đẹp đẽ mà còn cần tới trí thông minh, sự quyết tâm và sự khôn ngoan của các Odalik.
 

Tranh của Jean Auguste Dominique Ingres giống như vẽ về một Ba Tư thu nhỏ với những màu sắc mang đậm phong cách phương Đông.

Tuy nhiên, sự cạnh tranh ở mọi nơi đều giống nhau, ở hậu cung Hồi giáo cũng vậy. Những người phụ nữ Hồi giáo cũng bước vào một cuộc cạnh tranh với nhau một cách nghiêm túc và họ có thể dùng bất kỳ một thủ đoạn nào giúp họ đạt chiến thắng.

Mặc dù các Odalik là cấp bậc cao hơn một nô lệ nhưng họ vẫn chỉ được là phương tiện giải trí của các Sultan. Mọi chuyện chỉ thay đổi kể từ triều đại của Sultan Bayezid II (1481-1512) là người đã đưa một trong số các Odalik của mình lên hàng Kadin. Tuy nhiên trên thực tế, người phụ nữ này vẫn không có nhiều quyền lực so với 7 người Kadin (vợ) chính thức. 

Về mặt lý thuyết, một Odalik cũng không khác với một nô lệ nhưng họ có cơ hội được leo lên bậc thang danh vọng nếu sinh được một đứa con trai. Với đứa con, các Odalik sẽ được hưởng những đặc quyền cao quý khác. Nhưng cơ hội như thế cũng không phải là nhiều.

Bởi nguyên nhân đầu tiên là, nếu sống trong hậu cung cùng 1.000 Odalik khác thì cơ hội được chú ý và được quan hệ với Sultan không phải là nhiều. Thứ hai, một khi nếu Sultan có đoái hoài tới họ thì xác xuất mang thai chỉ trong một lần quan hệ cũng không lớn và hơn nữa cũng không tránh khỏi khả năng có thể bị sảy thai.

Và dù nếu may mắn có con trai đi ữa thì những "hòn máu" của các thị nữ sẽ rất khó được lên ngôi bởi chúng phải xếp hàng sau so với những hoàng tử chính thất khác.
 

Ngoài ra, còn có một bảng xếp hạng dành riêng cho các Odalik nữa và nó có thể thay đổi bất kỳ lúc nào phụ thuộc vào tâm trạng của Sultan.

Hậu cung lớn nhất trong lịch sử Hồi giáo là hậu cung Dar-ul-Seadet ở Istanbul nơi từng có tới hơn 1.000 cung tần mỹ nữ cùng sinh sống.
 


Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều âm mưu, nhưng những Odalik mang thai sẽ được bảo vệ cho tới khi sinh nở thành công. Họ sẽ nhận được sự phục vụ tốt nhất bởi những người nô lệ là "thái giám" và những kẻ hầu cận khác.

Tuy nhiên, đối với những người phụ nữ ở bậc dưới trong hậu cung họ rất ít được hưởng hạnh phúc. Ví dụ như họ chỉ có rất ít quyền hạn và sau nhiều năm phục vụ cũng như tôn thờ chồng một số rất ít có thể được trả tự do với một số tiền chỉ tạm đủ sống.

Khi Sultan chết, tất cả các phi tần sẽ được sắp xếp lại vị trí theo giới tính của con cái họ. Mẹ của một công chúa có thể tái giá nhưng mẹ của hoàng từ thì nhất quyết sẽ được giữ lại để tiếp tục phục vụ cho chủ nhân mới của gia đình Sultan.

Vì vậy nó lại nảy sinh một cuộc chiến mới. Các bà mẹ có thể dùng thuốc độc trộn vào thức ăn để hạ gục đối thủ cũng như con trai của họ.

(Còn nữa...)








 

Đức Thành (Theo báo Nga)

Bình luận
vtcnews.vn