Tuyên án vụ tràn khí gas thảm khốc nhất lịch sử

Thế giớiThứ Ba, 08/06/2010 01:52:00 +07:00

(VTC News) - Thảm họa công nghiệp Bhopal xảy ra tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của nghiệp đoàn hoá chất Union Carbide.

(VTC News) - Hôm qua 7/6, Tòa án tối cao ở Ấn Độ đã tuyên án 8 bị cáo liên quan tới thảm kịch tràn khí gas khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại tại thành phố Bhopal, cướp đi sinh mạng của 35.000 người và làm hơn nửa triệu người khác bị thương tật suốt đời.

Trong 8 bị cáo bị tuyên án, có 1 người đã chết trong quá trình xét xử, 7 người còn lại chủ yếu là các lãnh đạo của nghiệp đoàn hóa chất Union Carbide (UCIL) trong thời gian xảy ra vụ thảm họa. Họ bị kết tội vì tắc trách và bất cẩn mà gây ra hậu quả nghiêm trọng. Họ đều bị phạt 2 năm tù giam và phải bồi thường một khoản tiền 500.000 rupee (tương đương với 10.000 $).

Đa số các bị can này là những người chịu trách nhiệm một cách gián tiếp cho vụ rò rỉ khí gas năm 1984. Còn đa số các công nhân bất cẩn được cho là trực tiếp gây nên thảm họa này đều đã chết ngay sau thời điểm khí độc thóat khỏi nồi hơi vài giờ đồng hồ.

Thảm họa công nghiệp Bhopal xảy ra tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu sở hữu và điều hành bởi UCIL ở Bhopal, Madhya Pradesh, Ấn Độ ngày 3/12/1984. Khoảng 12 giờ trưa, khí Methyl isocyanate (MIC) và các khí độc khác trong nhà máy rò rỉ, gây nhiễm độc trên 500,000 người.

Chính quyền địa phương ước tính khoảng 10,000 người chết trong 72 giờ đầu và 25,000 người chết vì các căn bệnh liên quan một thời gian sau đó. Đến tận bây giờ, 26 năm sau vụ rò rỉ, 390 tấn các chất hóa học độc hại bị bỏ lại tại nhà máy của UCIL tiếp tục tác quái, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm của khu vực, ảnh hưởng đến hàng ngàn cư dân Bhopal.

Nhà máy UCIL được thành lập năm 1969 gần Bhopal. 50,9% cồ phần được sở hữu bởi tập đoàn Union Carbide  (UCC) và 49.1% sở hữu bởi các nhà đầu tư Ân Độ, trong đó có các tổ chức thuộc khu vực tài chính công.

Đêm 2 và 3/12/1984, một lượng lớn nước được đưa vào thùng chứa 610, đang chứa 42 tấn Methyl isocyanate. Phản ứng tỏa nhiệt xảy ra làm nhiệt độ bên trong thùng chứa tăng lên vượt 200°C (392 °F), áp suất tăng lên vượt quá mức thùng chứa có thể chịu được. Áp suất trong các thùng chứa MIC bị giải phóng bất ngờ và thải ra một lượng lớn khí độc vào không khí lan toả toàn bộ khu vưc xung quanh giết chết hàng chục ngàn người.



Tháng 11/1999, Một toà án đã được lập ra ở Manhattan và Bhopal nhằm buộc tội Union Carbide, hiện được sở hữu bởi công ty hoá chất "Dow Chemical Company", cùng với lệnh bắt giữ Warren Anderson, Cựu Giám đốc điều hành của Union Carbide tại thời điểm xảy ra thảm họa.

Có tổng cộng 8 bị cáo đã bị truy tố với các tội danh như vi phạm nhân quyền, vi phạm luật bảo vệ môi trường quốc tế và án hình sự quốc tế vì sự tắc trách dẫn tới hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

Cuôí cùng vào ngày 7/6/2010 vừa qua, sau hơn 10 năm đấu tranh bền bỉ với hàng loạt cuộc biểu tình do những người tàn tật vẫn còn sống và thân nhân của các nạn nhân bị thiệt mạng tổ chức, cuối cùng, công lý cũng được trả lại cho cả thành phố Bhopal.

Một số hình ảnh tư liệu về vụ rò rỉ hoá chất tồi tệ nhất trong lịch sử Ấn Độ:

Thảm kịch tràn khí gas khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại xảy ra tại thành phố Bhopal ngày 3/12/1984, cướp đi sinh mạng của 35.000 người  
Bức ảnh an táng một em bé thiệt mạng sau thảm họa Bhopal này khi đó đã làm chấn động cả thế giới 
Một lỗ hổng lớn từ thùng hàng han rỉ được nhìn thấy ở nhà máy thuốc trừ sâu Union Carbide  

Hơn nửa triệu người đã bị thương tật suốt đời 
10,000 người chết trong 72 giờ đầu và 25,000 người chết vì các căn bệnh liên quan đến nhiễm độc trong nhiều năm sau đó. 

Bức ảnh được chụp cửa vào nhà máy Union Carbide nơi xảy ra vụ rò rỉ 
Những chai hóa chất còn sót lại 
Những nạn nhân bị mù vĩnh viễn vì tiếp xúc với khí độc. 
Nhiều em bé sinh ra đã bị bại liệt hoàn toàn do bố mẹ bị nhiễm độc 

Cậu bé 10 tuổi Nawab Mian bị bệnh tâm thần do ảnh hưởng chất độc từ thảm hoạ đang chơi với một con gà nhỏ gần nhà máy Union Carbide 
Hira Lal người bị mất khả năng đi lại và thính lực do thảm hoạ khí độc đang nằm  ngoài lều của ông ở Bhopal.  
Một em bé bị di chứng từ trong bào thai do bố mẹ nhiễm độc thuốc trừ sâu. 
26 năm sau vụ dò gỉ, 390 tấn các chất hóa học độc hại bị bỏ lại tại nhà máy của UCIL tiếp tục dò gỉ và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm của khu vực, ảnh hưởng đến hàng ngàn cư dân Bhopal.
Sau hơn 10 năm đấu tranh bền bỉ, cuối cùng, công lý cũng được trả lại cho cả thành phố Bhopal. 

Hoài Thư (Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn