2 cô gái 'đại náo' phố Nguyễn Huệ: Vì sao giới trẻ dễ thành tội phạm?

Góc của nàngThứ Tư, 05/08/2015 07:01:00 +07:00

"Âm mưu" biến phố đi bộ Nguyễn Huệ thành "võ đài" của hai cô gái tuổi teen là biểu hiện rõ nét nhất của nhu cầu muốn chứng tỏ bản thân. Đây là một trong các nguyên nhân dễ khiến người trẻ phạm tội.

"Âm mưu" biến phố đi bộ Nguyễn Huệ thành "võ đài" của hai cô gái tuổi teen là biểu hiện rõ nét nhất của nhu cầu muốn chứng tỏ bản thân. Đây là một trong các nguyên nhân dễ khiến người trẻ phạm tội.

"Tỷ lệ tội phạm thanh thiếu niên ở nước ta ngày càng tăng. Tôi không hiểu sao nhiều người đang yên đang lành lại trở thành ác nhân. Tôi thắc mắc liệu bác sĩ có thể phân tích tâm lý dẫn đến hành động của tội phạm tiềm năng được không? Vì sao khi rơi vào tình thế bí bách hay uất giận, người ta không vượt qua được mà lại bốc đồng lập mưu tính kế để giành giật, để trả thù. Có cách nào để nhận biết những loại tội phạm tiềm năng này và làm sao (tác động về mặt tâm lý) để ngăn họ phạm tội?"

(Đăng Khoa, 28 tuổi, Bình Phước)

Bestie pham toi 3

Theo trung tâm nghiên cứu tội phạm học của Học viện Cảnh sát Nhân dân, tỷ lệ tội phạm từ 14-18 tuổi chiếm 17%, tỷ lệ tội phạm từ 18-30 tuổi chiếm 41%. Nếu cộng hai con số này lại thì có gần 60% tội phạm là những người rất trẻ, còn cả một tương lai phía trước. Đây là một tín hiệu đáng báo động, đặc biệt khi khả năng tính toán và mức độ tàn bạo của các tội phạm này không hề "lép vế" so với tuổi đời của mình.

Có nhiều nguyên nhân đẩy một người vào vòng lao lý:

- Thứ nhất:Do khiếm khuyết về mặt nhân cách. Các nhà tâm lý học tin rằng những đứa trẻ sống trong gia đình không hòa thuận, cha mẹ chia ly thì sẽ dễ mặc cảm tự ti, dẫn đến rối loạn nhân cách, ương bướng, thích phá phách, chống lại tất cả nề nếp đạo đức xã hội. Đây là đối tượng dễ gây hấn và dễ phạm tội nhất.

Chàng trai Nguyễn Hoàng Anh (Hào Anh) là một ví dụ. Từng trải qua một quá khứ khắc nghiệt nên khi môi trường sống thay đổi 180 độ, Hào Anh đã không thể đứng vững trước sức cám dỗ của những đồng tiền từ trên trời rơi xuống. Cậu bé 14 tuổi đáng thương ngày nào nay bỗng trở thành đứa con bất hiếu và phải đi tù vì trộm cắp.

Bestie hao anh

Hào Anh là trường hợp tuy rất đáng thương nhưng cũng vô cùng đáng giận.

- Thứ hai: Muốn chứng tỏ cái tôi của mình. Tâm lý con người rất phức tạp, cụ thể trong trường hợp này là chứng tỏ mình "không phải dạng vừa đâu". Tuy nhiên, có người tự vươn lên theo hướng tích cực nhờ được nuôi dạy tốt, sống trong môi trường tốt. Đối tượng này sớm trở nên thành đạt, được trọng vọng. Ngược lại, một nhóm khác lại muốn hơn người, muốn được sùng bái, bị chê bai thì không chịu được. Nguyên nhân có thể do họ trưởng thành trong môi trường thiếu lành mạnh, thiếu sự giáo dục đúng đắn từ gia đình và nhà trường. Thành phần này rất dễ phạm tội trong những tình huống bị khiêu khích.

Tiêu biểu mới đây nhất là trường hợp hai cô gái tuổi teen được trao cho danh xưng "hot girl", chỉ vì vài lời qua tiếng lại trên mạng xã hội, không vừa lòng là có thể lên kế hoạch để "xử cho ra nhẽ" ngay tại trung tâm thành phố. Điều đáng buồn là có khá nhiều teen non nớt trong suy nghĩ và hành động cũng hùa theo để chứng tỏ tình bằng hữu. Hơn nữa, các cô gái này cũng là "sản phẩm" của tình trạng bố mẹ không quan tâm đến con cái. Nếu hành vi giải quyết kiểu giang hồ này không bị ngăn chặn ngay từ trong trứng nước, chuyện gì sẽ xảy ra?

Bestie hotgirl danh nhau

Giới trẻ đang nghĩ gì khi xem chuyện đánh nhau như một buổi diễn xiếc?

- Thứ ba: Đang nghiện ma túy. Đây là nhóm tội phạm chiếm tỷ lệ cao. Để có nhiều tiền thỏa mãn nhu cầu sử dụng ma túy, đối tượng này có thể bất chấp tất cả.

- Thứ tư: Bị rối loạn tâm thần. Người bị hoang tưởng, ảo giác do sử dụng ma túy sẽ rất dễ phạm tội trong cơn phê. Người mắc các bệnh tâm thần phân liệt hay nghiện game, nghiện hình ảnh bạo lực, đồi trụy... cũng có thể bị hoang tưởng, ảo giác, dễ dẫn đến phạm tội.

- Thứ năm: Do thiếu hiểu biết về pháp luật, không rõ hậu quả hành vi phạm pháp của mình.

Vụ án giết 6 người dã man ở Bình Phước là điển hình cho những tội ác diễn ra “vô tư” đến mức không chùn tay, không sợ hãi. Tội phạm dĩ nhiên biết chắc giết người là sẽ đền mạng nhưng lại trơ lì không nhận ra tính chất đáng sợ trong hành vi của mình. Những hình ảnh bạo lực từ phim ảnh, sách báo đến trò chơi điện tử, nơi tội ác được miêu tả tỉ mỉ, các clip bạo lực học đường thu hút hàng nghìn lượt like… đã đánh thức phần "con" trong thanh thiếu niên, hướng các đối tượng này tới hành vi bạo lực. Bên cạnh đó, sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt dễ dẫn tới cảm giác ức chế, vô tình đánh thức lòng tham tiềm ẩn trong mỗi chúng ta.

BS.CK II Trần Minh Khuyên - Chuyên khoa Tâm thần kinh - Trị liệu Tâm lý, Giám định viên Pháp y Tâm thần

Bình luận
vtcnews.vn