Bầu cử ở trại tạm giam, trung tâm cai nghiện tiến hành ra sao?

Thời sựThứ Hai, 09/05/2016 12:00:00 +07:00

Lần đầu tiên những nghi phạm đang bị tạm giam tại các trại tạm giam sẽ được ghi tên vào danh sách cử tri và thực hiện quyền của công dân là bỏ phiếu bầu đại biể

(VTC News) – Lần đầu tiên những nghi phạm đang bị tạm giam tại các trại tạm giam sẽ được ghi tên vào danh sách cử tri và thực hiện quyền của công dân là bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.

“Chưa phải mất hết”

Chúng tôi đến thăm Trại Tạm giam Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế (đường Thiên Thai, phường An Tây, thành phố Huế) để xem những nghi can đang bị tạm giam chuẩn bị tham gia vào sự kiện quan trọng của đất nước. Đây là lần đầu tiên những người đang bị tạm giam được thể hiện quyền công dân qua lá phiếu để bầu ra những người đại diện cho mình theo Luật bầu cử mới.

Trại tạm giam Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tổ chức kỹ càng cho các nghi can đang bị tạm giữ được thực hiện quyền bầu cử theo quy định tại Điều 29 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND mới được Quôc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/9/2015.
Trại tạm giam Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tổ chức kỹ càng cho các nghi can đang bị tạm giữ được thực hiện quyền bầu cử theo quy định tại Điều 29 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND mới được Quôc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/9/2015. 

Người đầu tiên chúng tôi gặp là nghi can Cao Thị Phần. Chị kể: “Tôi bị bắt tạm giam vào Trại Tạm giam Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế từ ngày 5/2/2015 vì liên quan đến vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Sau khi bị bắt tạm giam, tôi được các cán bộ quản giáo phổ biến, hướng dẫn những điểm mới trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.”

Thượng tá Lê Trung Tuệ - Phó Giám thị Trại Tạm giam Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế khẳng định, đến thời điểm này đơn vị đã chuẩn bị rất kỹ để các nghi can đang bị tạm giam tại đây được thực hiện quyền bầu cử.
Thượng tá Lê Trọng Tuệ - Phó Giám thị Trại Tạm giam Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế khẳng định, đến thời điểm này đơn vị đã chuẩn bị rất kỹ để các nghi can đang bị tạm giam tại đây được thực hiện quyền bầu cử. 

Chị Phần đọc vanh vách “điều 29 có quy định cho những người đang trong quá trình tạm giam như tôi được thực hiện quyền bầu cử.Tôi thấy điều này là sự mới mẻ, thể hiện sự nhân đạo của Nhà nước,” chị Phần nói.

 

Nó cho chúng tôi cảm thấy chúng tôi không phải mất hết, chúng tôi vẫn còn quyền công dân, quyền được bỏ phiếu bầu cử.
Nghi can Cao Thị Phần
 
“Nó cho chúng tôi cảm thấy chúng tôi không phải mất hết, chúng tôi vẫn còn quyền công dân, quyền được bỏ phiếu bầu cử. Điều này tạo niềm vui và niềm tin cho chúng tôi vào tương lai. Chúng tôi sẽ cố gắng thành khẩn khai báo, cố gắng cải tạo tốt để sớm trở về với cuộc sống đời thường của xã hội”, nghi can Cao Thị Phần tâm sự. Nghe những lời nói chậm rãi, nhìn vào gương mặt nghiêm túc và đôi mắt chị, tôi hiểu chị đang nói những điều chân thành tự đáy lòng.

Bị bắt tạm giam vào Trại Tạm giam Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế từ ngày 28/11/2015 về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, dịp này nghi can Nguyễn Văn Tùng ngày nào cũng được cán bộ quản giáo tạo điều kiện cho đọc báo để tìm hiểu những điểm mới về luật bầu cử cũng như danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND của tỉnh Thừa Thiên – Huế để tìm hiểu trước khi bỏ phiếu tín nhiệm.

“Chúng tôi được các cán bộ trại tạm giam hướng dẫn tận tình, chu đáo và kỹ càng về quyền và nghĩa vụ khi đi bầu cử. Trước khi thực hiện quyền công dân này, chúng tôi thường xuyên theo dõi thông tin trước bầu cử. Các giám thị trại tạm giam cũng tạo điều kiện để chúng tôi tiếp cận thông tin bằng cách cho chúng tôi đọc báo hàng ngày,” nghi cạn Nguyễn Văn Tùng bày tỏ. “Thấy mình tự tin hơn nhiều và thấy tương lai mình sáng hơn anh ạ.”

Nghi phạm Nguyễn Văn Tùng cho biết, các giám thị trại trạm giam đã phổ biến, cung cấp thông tin rất kỹ, và tạo mọi điều kiện để các nghi can trong trại tạm giam hiểu quyền và nghĩa vụ khi được đi bầu cử.
Nghi phạm Nguyễn Văn Tùng cho biết, các giám thị trại trạm giam đã phổ biến, cung cấp thông tin rất kỹ, và tạo mọi điều kiện để các nghi can trong trại tạm giam hiểu quyền và nghĩa vụ khi được đi bầu cử. 

Trả lời PV VTC News Thượng tá Lê Trọng Tuệ - Phó Giám thị Trại Tạm giam Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: “Sau khi rà soát, tính đến thời điểm hiện tại toàn trại tạm giam có khoảng 145 nghi can có đủ điều kiện để đi bầu cử quốc hội. Chúng tôi cũng đã phối hợp với UBND phường An Tây (thành phố Huế) để lên kế hoạch tổ chức cho các nghi can được bầu cử theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công khai và mình bạch và dân chủ”.

“Nghi can tức là họ chưa phải tội phạm, chưa bị truy tố trước tòa và vẫn chưa bị mất quyền công dân quy định ở Điều 30, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Như vậy việc quốc hội thông qua việc cho các nghi phạm đang bị tạm giam trong các trại tạm giam và trại tạm giữ là đúng luật và đúng nguyên tắc và cần  thiết.

Thông qua đó, những người này sẽ được thực hiện quyền công dân của mình và sẽ tác động đến tâm lý của họ, để họ thức tỉnh, có ý thức để thành khẩn khai báo, cải tạo tốt để trở về thành người có ích”, Thượng tá Lê Trọng Tuệ nói.

Video: Công tác bầu cử trong trại cai nghiện Ba Vì được tổ chức thế nào?


Thượng tá Hồ Thanh Quang – Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (PC 81) Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: “Hiện tại con số nghi phạm đủ điều kiện bầu cử mà chúng tôi thống kê được cho đến ngày hôm nay là khoảng 300 người. Trong đó, tại trại tạm giam là 145 người, nhà tạm giữ 155 người. Tuy nhiên, con số này biến động thương xuyên, hàng tuần chúng tôi phải tiến hành rà soát lại.

Khi án có hiệu lực phạm nhân được di chuyển đến trại giam Bộ Công an thì chúng tôi gạch tên và bổ sung những nghi can mới bị bắt vào trại tạm giam, nhà tạm giữ. Chúng tôi sẽ chốt danh sách trước 24 tiếng của ngày bầu cử”, Thượng tá Hồ Thanh Quang cho biết thêm.

Thêm động lực trở lại làm người có ích

Những ngày đầu tháng 5, phóng viên tới ghi nhận công tác chuẩn bị bầu cử tại Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội Số V, xã Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Theo quan sát của phóng viên, danh sách cử tri, danh sách các ứng cử viên ĐBQH và HĐND các cấp được niêm yết tại nhiều địa điểm trong Trung tâm như bảng tin, hành lang, nhà ăn...

Tại hội trường lớn của Trung tâm, nhiều học viên đang kê bàn ghế ngay ngắn để sẵn sàng cho ngày bầu cử. Bên ngoài hành lang, nhiều học viên khác đứng kín bảng tin để đọc tiểu sử của các ứng cử viên ĐBQH và HĐND các cấp.

Các học viên Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội Số V, đang đọc bảng tóm tắt tiểu sử đại biểu.
Các học viên Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội Số V, đang đọc bảng tóm tắt tiểu sử đại biểu. 

Trong khi đó, loa phát thanh của Trung tâm cũng đều đều phát đi các nội dung liên quan đến công tác tuyên truyền bầu cử, đặc biệt là danh sách cử tri, tiểu sử của các ứng cử viên.

Anh Ngô Vũ Quang (Đống Đa, Hà Nội) - cho biết, ngay từ những ngày đầu tháng 4, anh cùng toàn bộ học viên đã được cán bộ trung tâm phổ biến và tạo điều kiện tốt nhất để tiếp cận thông tin bầu cử.

“Đến bây giờ, tôi đã nắm được danh sách các ứng cử viên Đại biểu Quốc hội cũng như Đại biểu HĐND cấp quận và thành phố. Bản thân tôi cũng đã có lựa chọn của mình và chỉ còn chờ tới ngày cầm lá phiếu để thực hiện quyền công dân cao quý của mình,” anh Quang nói.

Video: Những cử tri đặc biệt háo hức được thực hiện quyền công dân


Trong khi đó, cử tri Đinh Trọng Nghĩa (Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay: Với quyết tâm dứt bỏ “chất khói trắng”, anh đã đến với Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội Số V.

“Tôi rất cảm động khi mình vào chữa bệnh tại Trung tâm mà vẫn được nhà nước quan tâm, tạo điều kiện để được tham gia bầu cử. Thể hiện quyền công dân lần này cũng giúp những người như chúng tôi có thêm động lực để sớm trở lại trở thành người có ích cho gia đình và xã hội,” anh Nghĩa nói chuyện với chúng tôi mà cứ như đang hứa với chính mình.

“Tôi sẽ trân trọng quyền công dân cao quý này, sẽ sử dụng là phiếu của mình một cách thận trọng nhất để lựa chọn những đại biểu có đức, có tài đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước,” anh Nghĩa nói. Với cách nói chuyện đầy quyết tâm của anh, tôi tin Nghĩa sẽ sớm dứt được ma tuý, trở về với cuộc sống đầy những dự định tốt đẹp của anh.

 

Tôi sẽ trân trọng quyền công dân cao quý này, sẽ sử dụng là phiếu của mình một cách thận trọng nhất để lựa chọn những đại biểu có đức, có tài đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước
Cử tri Đinh Trọng Nghĩa
 
Trao đổi với phóng viên, ông Nghiêm Quý Hoàng - Phó Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội Số V cho biết, đến thời điểm này, công tác bầu cử đã được chuẩn bị chu đáo. “Toàn thể cán bộ trung tâm, cũng như các học viên đều đã sẵn sàng và rất háo hức, mong chờ tới ngày bỏ phiếu bầu cử,” ông Hoàng nói.

Theo ông Hoàng, Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội Số V là nơi tập trung các cử tri đến từ nhiều phường, nhiều quận trên địa bàn thành phố. Những học viên này vì nhiều lý do khác nhau mà bị nghiện ma túy. Họ từ nhiều nơi đã tự nguyện tập trung vào Trung tâm để chữa bệnh.

Cũng theo ông Hoàng, do hoạt động bầu cử tại Trung tâm có nhiều điểm đặc thù nên công tác an ninh trong ngày bầu cử được đặc biệt chú trọng.

Trong kỳ bầu cử khóa trước, Trung tâm có một số cử tri là người bị nghiện ma túy và đang trong thời gian bị công an tạm giữ. Vì thế, cán bộ Trung tâ đã đưa hòm phiếu tới tận nơi để những cử tri này bỏ phiếu bầu cử.

Năm nay, toàn bộ cử tri là học viên tại trung tâm đều là người chữa bệnh tự nguyện. Tới ngày bầu cử, các học viên sẽ tập trung tại hội trường của Trung tâm để bỏ phiếu.

Theo ông Hoàng, hiện Trung tâm đã lên danh sách có 320 cử tri, trong đó 83 cử tri là cán bộ Trung tâm, các cử tri còn lại là học viên.

Các học viên đều vào chữa bệnh tự nguyện tại Trung tâm theo hợp đồng với thời gian 3 tháng. Trước ngày bầu cử, học viên nào hết hợp đồng thì chúng tôi sẽ làm thủ tục để học viên tham gia bầu cử tại nơi cư trú. Với các học viên mới vào, chúng tôi cũng sẽ làm thủ tục để cử tri bỏ phiếu bầu cử tại Trung tâm.

Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND có hiệu lực từ 1/9/2015 quy định: “Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.”


Nguyễn Vương - Minh Quyết - Đức Thuận

Bình luận
vtcnews.vn