Bia hơi, phở bò 'bủa vây' Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Thời sựThứ Bảy, 15/08/2015 07:45:00 +07:00

Không chỉ trưng bày các hiện vật, tài liệu quý phục vụ người dân, du khách đến tham quan. Gần đây, khuôn viên của Bảo tàng còn bao gồm cả các nhà hàng, quán bia

Không chỉ trưng bày các hiện vật, tài liệu quý phục vụ người dân, du khách đến tham quan, gần đây khuôn viên của Bảo tàng còn bao gồm cả các nhà hàng, quán bia, quán phở...

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tọa lạc trên địa bàn phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội, gồm hai cơ sở trưng bày tại số 1 Tràng Tiền và 216 Trần Quảng Khải. Hiện tại, Bảo tàng hiện đang lưu giữ và bảo quản khoảng 200.000 hiện vật, tư liệu lịch sử văn hóa Việt Nam từ thời tiền sử cho đến nay. Tổng diện tích trưng bày của Bảo tàng khoảng 3.700m2.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tọa lạc trên địa bàn phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội, gồm hai cơ sở trưng bày tại số 1 Tràng Tiền và 216 Trần Quảng Khải
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tọa lạc trên địa bàn phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội, gồm hai cơ sở trưng bày tại số 1 Tràng Tiền và 216 Trần Quảng Khải 
Bảo tàng được xây dựng nhằm mục đích chính là trưng bày các hiện vật, tài liệu quý phục vụ người dân, du khách. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khoảng đất ở hai bên hông của Bảo tàng lại bị  “xẻ thịt” để xây dựng nhà hàng, quán phở, quán cà phê…
Bảo tàng hiện đang lưu giữ và bảo quản khoảng 200.000 hiện vật, tư liệu lịch sử văn hóa Việt Nam từ thời Tiền sử cho đến nay. Tổng diện tích trưng bày khoảng 3.700m2.
Bảo tàng hiện đang lưu giữ và bảo quản khoảng 200.000 hiện vật, tư liệu lịch sử văn hóa Việt Nam từ thời Tiền sử cho đến nay. Tổng diện tích trưng bày khoảng 3.700m2. 
Ghi nhận của phóng viên, tại khoảng đất bên hông của Bảo tàng (số 216 Trần Quang Khải), một quán bia với diện tích khoảng hơn 100m2 được mở nhiều năm nay. Tương tự, tại mặt tiền phía phố Tông Đản, hai bên hông của Bảo tàng cũng được tận dụng làm quán phở, cà phê. 
Diện tích của hai quán này cũng khoảng hơn 100m2.
Tuy nhiên, hiện nay, khoảng đất ở hai bên hông của bảo tàng lại bị  “xẻ thịt” để xây dựng nhà hàng, quán phở, quán cà phê…
Tuy nhiên, hiện nay, khoảng đất ở hai bên hông của bảo tàng lại bị “xẻ thịt” để xây dựng nhà hàng, quán phở, quán cà phê… 
Ông Phạm Văn Hoan, 60 tuổi, người dân ở gần khu vực cho biết, quán bia ở bên hông mặt phố Trần Quang Khải được mở gần 20 năm nay. Hằng ngày, quán bia luôn tấp nập người ra vào, thời điểm đông nhất vào lúc chiều tối. Còn quán phở mặt phố Tông Đản mới mở được hơn một tuần nay.
Lúc nào cũng tấp nập người ra kẻ vào
Lúc nào cũng tấp nập người ra kẻ vào 
“Bảo tàng là nơi trưng bày các hiện vật, tài liệu quý nhằm phục vụ cho người dân, tuy nhiên, tôi không hiểu sao người quản lý lại cho mở nhà hàng, quán bia, phở ở ngay bên hông tòa nhà. Việc bố trí chung bảo tàng và hàng quán nhìn rất lộn xộn, mất mỹ quan”, ông Hoan chia sẻ.
 

Khu bếp của nhà hàng ở ngay bên hông Bảo tàng. Chủ cơ sở còn nướng thịt ngay bên cạnh bảo tàng. Vì vậy, nguy cơ cháy nổ luôn tiềm ẩn.
Khu bếp của nhà hàng ở ngay bên hông Bảo tàng. Chủ cơ sở còn nướng thịt ngay bên cạnh bảo tàng. Vì vậy, nguy cơ cháy nổ luôn tiềm ẩn. 
Trả lời phỏng vấn, Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết, hiện tại có 4 đơn vị thuê diện tích đất bên hông của Bảo tàng làm nơi kinh doanh quán bia, phở, cà phê, với diện tích rất nhỏ.
“Theo Luật Di sản, Nghị định 43 của Chính Phủ, bảo tàng được phép tổ chức các dịch vụ, phục vụ khách tham quan, bao gồm các dịch vụ bán hàng lưu niệm, quán ăn uống, thậm chí cưới hỏi... Như vậy, việc tổ chức các dịch vụ này hoàn toàn phù hợp, không vi phạm luật”, ông Cường nói.
 Khu vực phòng chờ dành cho khách đến tham quan Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, tuy nhiên, hiện nay lại biến thành phòng Vip (phòng có điều hòa) của nhà hàng.
Khu vực phòng chờ dành cho khách đến tham quan Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, tuy nhiên, hiện nay lại biến thành phòng Vip (phòng có điều hòa) của nhà hàng. 
Ông Cường cho biết thêm, việc tổ chức thêm các dịch vụ như nhà hàng, quán phở, cà phê nhằm mục đích phục vụ khách đến tham quan, đồng thời tăng thêm thu nhập cho đơn vị.
“Người dân đến tham quan Bảo tàng đều có nhu cầu ăn bát cơm, uống cốc nước. Như vậy, các dịch vụ ở trong bảo tàng đều hướng đến phục vục cho khách đến tham quan. Thêm nữa, các dịch vụ này không làm ảnh hưởng tới mỹ quan chung của Bảo tàng”, ông Cường chia sẻ
Vỉa hè phía trước của bảo tàng cũng được tận dụng làm nơi gửi xe
Vỉa hè phía trước của bảo tàng cũng được tận dụng làm nơi gửi xe 
Nhiều người dân lo ngại, quán phở, nhà hàng nằm ở ngay bên hông của Bảo tàng, nguy cơ xảy ra cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Về vấn đề này, ông Cường cho hay, nhà hàng, quán bia cũng đều có lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy. 
Bên hông bảo tàng mặt phố Tràng Tiền, một quán phở mới được mở cách đây khoảng một tuần
Bên hông bảo tàng mặt phố Tràng Tiền, một quán phở mới được mở cách đây khoảng một tuần 
Đại diện bảo tàng cùng với phòng chữa cháy của quận, thành phố thường xuyên đi kiểm tra về hệ thống phòng cháy nổ. Do vậy, vấn đề này luôn được đảm bảo.
Vỉa hè mặt phố này cũng được chủ quán tận dụng làm nơi gửi xe
Vỉa hè mặt phố này cũng được chủ quán tận dụng làm nơi gửi xe 
Liên quan đến phòng chờ của khách khi đến tham quan Bảo tàng hiện nay biến thành phòng Vip (có điều hòa) của quán bia. Ông Cường nói rằng: “Khu vực phòng chờ ấy được xây dựng bằng nguồn ngân sách xã hội hóa, do vậy, đơn vị thuê có kết hợp làm nơi ăn uống. Người dân, du khách khi đến tham quan có nhu cầu có thể dùng luôn dịch vụ tại đó. Còn nếu người dân không muốn dùng dịch vụ vẫn có thể ngồi chờ, không dùng gì cũng được”.
Xe chở bia đến cho nhà hàng ở mặt phố Trần Quang Khải: Ảnh Ban Xuân
Xe chở bia đến cho nhà hàng ở mặt phố Trần Quang Khải: Ảnh Ban Xuân 
“Về mặt không gian, các quầy dịch vụ không ảnh hưởng gì đến khu vực trưng bày các hiện vật, tài liệu”, ông Cường nói thêm.
Video bảo tàng dân tộc học VN lọt top Châu Á

Nguồn: Dân việt
Bình luận
vtcnews.vn