Thiên thạch đang đe dọa sự tồn tại của Trái đất?

Thời sựThứ Năm, 21/02/2013 03:05:00 +07:00

(VTC News) - Nhiều người cho rằng thiên thạch 2012 DA14 là “tác giả” vụ nổ chấn động nước Nga,nhưng các nhà khoa học khẳng định đây là 2 thiên thạch khác nhau.

(VTC News) - Nhiều người cho rằng thiên thạch 2012 DA14 là “tác giả” vụ nổ chấn động nước Nga, nhưng các nhà khoa học khẳng định đây là 2 thiên thạch khác nhau.

Liên quan tới thiên thạch bay rất gần Trái đất vào ngày 15/2 vừa qua, phóng viên VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Phường – Tổng thư ký Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam.

- Ở nước ngoài, người ta đang ráo riết truy lùng những mảnh vỡ thiên thạch do chúng bị “thổi giá” lên gấp 40 lần giá vàng. Nếu ở Việt Nam chúng ta cũng làm thế thì có phạm luật hay không?

Như tôi được biết, ở Việt Nam chưa có luật nào quy định điều đó. Thiên thạch là thứ từ trên trời rơi xuống nên nếu ai nhặt được thì chúng thuộc quyền sở hữu của người đó chứ không phải thuộc quyền sở hữu của bất cứ quốc gia hay tổ chức nào.

Nếu một ai đó nhặt được mảnh vỡ thiên thạch, họ sẽ trở thành chủ nhân của chúng và người ta có quyền rao bán, phân phối… Sẽ là vi phạm pháp luật nếu người ta lợi dụng vật đó để thổi phồng giá lên hòng chiếm đoạt tài sản của người khác.

Mức giá mà chủ sở hữu mảnh vỡ thiên thạch đưa ra mà cao quá so với giá trị thực của nó sẽ bị xem là vi phạm pháp luật.

Mới đây, thiên thạch có tên 2012 DA14 đã bay ngang Trái đất vào ở khoảng cách 27.700km - khoảng cách gần nhất từ trước tới nay 
- Ngoài những nhà khoa học, đối tượng muốn mua những mảnh vỡ thiên thạch đó là ai?

Có thể là những nhà sưu tầm, những người hiếu kì với những mẩu vật chất hiếm tới từ vũ trụ.

- Mảnh vỡ thiên thạch có thể giúp chữa bệnh?

Thiên thạch không giúp chúng ta chữa được bất cứ bệnh gì, thậm chí nếu không biết, chúng có thể gây hại cho chúng ta bởi một số thiên thạch mang những nguyên tố từ vũ trụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Chẳng hạn, chúng chứa chất phóng xạ…

Thiên thạch cũng không phải là hòn đá thần giúp mang lại may mắn mà nó chỉ là mẩu vật chất hết sức bình thường mà thôi.

- Vì sao Mỹ và Nga không theo dõi được thiên thạch vừa qua trong khi họ có rất nhiều thiết bị hiện đại?

Thứ nhất, các đài thiên văn trên thế giới chưa tạo ra một mạng lưới thiên văn có thể phủ toàn cầu để quan sát toàn bầu trời.

Thứ hai, những kính thiên văn lớn chủ yếu được sử dụng vào mục đích nghiên cứu khoa học, quan sát những thiên hà ở rất xa chứ chưa có kính thiên văn lớn nào chuyên theo dõi những thiên thạch như vậy.

 

Một số người từng cho rằng thiên thạch 2012 DA14 chính là “tác giả” của vụ nổ thiên thạch trên bầu trời Nga, nhưng các nhà khoa học đã khẳng định rằng đây là hai thiên thạch hoàn toàn khác nhau. 

Ông Nguyễn Đức Phường
 
Nói cách khác, chúng ta chưa có loại kính thiên văn đủ mạnh để có thể quan sát những thiên thể có kích thước khoảng dưới 10 mét.


Năm ngoái, cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã quan sát được thiên thể có kích thước bằng sân bóng, còn những thiên thể có kích thước nhỏ, chúng ta chỉ có thể quan sát được khi chúng tiến sát Trái đất.

Ngay cả ở Mỹ, mạng lưới thiên văn theo dõi toàn cầu chứ có phải ở riêng Mỹ đâu nên nếu có thiên thạch nào đó nổ trên bầu trời California hay Washington có thể họ cũng không biết trước được.

Do vậy, việc thiết lập hệ thống kính thiên văn toàn cầu là rất cần thiết. Những kính thiên văn này phải đủ lớn, đủ mạnh để phát hiện được những thiên thể có kích thước khoảng 10 mét.

- Mới đây, thiên thạch có tên 2012 DA14 đã bay ngang Trái đất vào ở khoảng cách 27.700km - khoảng cách gần nhất từ trước tới nay. Liệu đây có phải là mối đe dọa với Trái đất của chúng ta?

Một số người từng cho rằng thiên thạch 2012 DA14 chính là “tác giả” của vụ nổ thiên thạch trên bầu trời Nga, nhưng các nhà khoa học đã khẳng định rằng đây là hai thiên thạch hoàn toàn khác nhau.

2012 DA14 đã tiến sát Trái đất vào ngày 15/2 vừa qua, nhưng bây giờ nó đang xa dần Trái đất. Khi nó ở gần Trái đất, nó thậm chí còn tiến gần hơn vệ tinh ở quỹ đạo xa với khoảng cách 27.700 km.

Tuy nhiên, đó là khoảng cách gần nhất nó tiến lại Trái đất, còn bây giờ nó đã đi xa. Các nhà khoa học khẳng định, nó hoàn toàn không gây ra bất cứ mối nguy hại nào với Trái đất của chúng ta.

- Thiên thạch tới từ đâu?

Có nhiều nguồn gốc, nhưng phần lớn chúng là những mảnh vụn còn lại từ thời kì đầu của hệ mặt trời, cách đây khoảng 4,6 tỉ năm hoặc là những mảnh vụn bị bắn ra từ những vụ va chạm trong vũ trụ.

Cũng có thể nó đến từ ngoài hệ mặt trời, từ vành đai kuiper, hay từ đám mây Oort. Hoặc một thiên thể nào đó va vào sao Hỏa, sau đó bắn các mảnh vỡ vào không gian. Sau hàng tỉ năm, hàng triệu năm lang thang trong hệ mặt trời, chúng lao vào Trái đất của chúng ta.

- Có những cách nào để phá thiên thạch tấn công Trái đất?

Ở một số nước hùng mạnh như Mỹ, Nga, họ đang có ý tưởng thiết lập một hệ thống phòng thủ nhằm đối phó với những thiên thạch như vậy. Phương án hiệu quả nhất nhằm đối phó với những thiên thạch có kích thước vài chục mét tiến về Trái đất mà họ đưa ra đó là phóng tên lửa mang đầu đạn có sức công phá lớn, bắn về phía các thiên thạch đó làm cho chúng nổ tung.
Thiên thạch là thứ từ trên trời rơi xuống nên nếu ai nhặt được thì chúng thuộc quyền sở hữu của người đó  
Khi thiên thạch bị nổ tung, sức công phá của nó sẽ bị giảm. Chứ nếu để nguyên khối đó lao vào Trái đất, sức công phá của nó sẽ cực kì ghê gớm. Nếu bị phá thành nhiều mảnh nhỏ, hầu hết các mảnh vỡ thiên thạch sẽ bốc hơi trong bầu khí quyển và không gây ra bất cứ tổn hại nghiêm trọng nào.


Phương án thứ 2 là dùng đầu đạn đó làm chệch hướng quỹ đạo của thiên thạch này.

Một số nhà khoa học còn đưa ra ý tưởng tung laser cực mạnh để bắn phá thiên thạch này. Nhưng đó là kịch bản ở xa tầm tay của chúng ta và theo đánh giá, dự án khả thi nhất vẫn là gắn những đầu đạn, tên lửa tầm xa để bắn phá các thiên thạch này khi chúng có nguy cơ tấn công Trái đất.

Lưu ý rằng chỉ có những thiên thạch nhỏ, có đường kính vài chục mét chúng ta mới có thể làm vậy thôi, chứ với những thiên thạch lớn, chúng ta phải chờ sự tiến bộ của khoa học.

Xin cảm ơn ông!

Minh Quân

Bình luận
vtcnews.vn