Thêm 3 quy định chưa thực tế tại Việt Nam

Thời sựThứ Hai, 04/02/2013 04:25:00 +07:00

(VTC News) – Do chưa có chế tài xác định trách nhiệm và kỷ luật nên những quy định phi lý vẫn tiếp tục được ban hành.

(VTC News) – Do chưa có chế tài xác định trách nhiệm và kỷ luật nên những quy định phi lý vẫn tiếp tục được ban hành.


Hãy cùng VTC News điểm lại một số quy định gây tranh cãi thời gian vừa qua:


1. Chó mèo chính chủ

Vào cuối năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn từng phê duyệt kế hoạch khống chế và loại trừ bệnh dại năm 2012.

Theo đó, các hộ nuôi chó, mèo sẽ tới đăng ký với UBND xã để được cấp số cho vật nuôi. Chi cục Thú y và Trạm thú y phải có sổ theo dõi số lượng chó nuôi, số hộ nuôi chó ở tỉnh, huyện. Thú y cấp xã, thôn, ấp có trách nhiệm thống kê số lượng chó, mèo và số hộ nuôi chó, mèo để quản lý.

Vào cuối năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn từng phê duyệt kế hoạch khống chế và loại trừ bệnh dại năm 2012.  

Còn UBND các cấp chỉ đạo thành lập các đội chuyên trách bắt giữ chó, mèo thả rông ở các khu đô thị, nơi đông dân cư hoặc chó, mèo nghi bị mắc bệnh dại. Trạm thú y có trách nhiệm nuôi nhốt chó, mèo bị bắt, theo dõi sức khỏe và chờ chủ gia súc đến nhận; sau 3 ngày, nêu không có người tới nhận, chó, mèo sẽ bị tiêu hủy.

Tuy nhiên, quy định trên nhận được nhiều phản ứng trái chiều của người dân.

Không lâu sau đó, Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) cho biết sẽ có ý kiến để sửa đổi bởi quy định này không mang tính nhân văn.

2. Sốc với quy định mới về đào tạo liên thông

Từ ngày 7/2/2013, quy định mới về đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH vừa được Bộ GDĐT công bố sẽ có hiệu lực.

Theo đó, người tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề, CĐ chưa đủ ba năm nếu muốn học liên thông lên CĐ, ĐH sẽ phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH chính quy do Bộ GD-ĐT tổ chức hằng năm.

Riêng với đối tượng dự thi liên thông CĐ, ĐH đã có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề, CĐ từ ba năm trở lên sẽ dự thi ba môn (môn cơ bản, môn cơ sở ngành và môn chuyên ngành, hoặc thực hành nghề) do cơ sở giáo dục ĐH tự ra đề thi và xác định điểm trúng tuyển. Đặc biệt, sinh viên liên thông hệ chính quy sẽ học chung, thi hết môn và thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ luận văn tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp cùng với sinh viên hệ chính quy.

Không ít học sinh, sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng đang “nuôi mộng” học lên cao hơn thật sự choáng váng với quy định mới này. 

Không ít học sinh, sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng đang “nuôi mộng” học lên cao hơn thật sự choáng váng với quy định mới này.


Quy định mới về đào tạo liên thông mà Bộ GD-ĐT ban hành cũng đã làm dư luận xã hội “nóng” lên về chất lượng đào tạo. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng lỗi là do sự buông lỏng của cơ quan quản lý trong thời gian vừa qua.

Trong khi đó, ông Bùi Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học vẫn khẳng định: “Đã đến lúc chúng ta phải lấy lại niềm tin của xã hội, bây giờ là phải làm đúng: đúng luật, đúng quy định, đúng bản chất của vấn đề, và trả cho người học đúng giá trị của họ.

Quy chế mới không phải là đóng cửa con đường đại học của các bạn, mà tạo ra con đường rộng mở hơn, đảm bảo lợi chính đáng và hợp pháp của các bạn”.

3. Cảnh sát giao thông phải đeo thẻ xanh

Theo thông tư 45 của Bộ Công an có hiệu lực từ 1/1/2013, chỉ những CSGT mang bảng hiệu tuần tra kiểm soát màu xanh mới có quyền dừng các phương tiện đang lưu thông để xử lý. Ai không đeo bảng hiệu này mà ra tín hiệu dừng xe đều sai quy định của ngành. Những người được cấp thẻ phải có trình độ trung cấp cảnh sát trở lên và trải qua kỳ sát hạch.

"Trước đây lực lượng CSGT khi tuần tra cũng đã đeo băng đỏ, hay có thẻ trắng do Cục, hoặc địa phương cấp nhưng chỉ để trong túi áo, trong ví. Nay việc đeo thẻ xanh là tiện cho cho người dân giám sát", Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông nói.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, vào ngày 22/1 vừa qua, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt - Bộ Công an, khẳng định không phải chỉ có lực lượng CSGT đeo "thẻ xanh" mới được phép dừng xe, xử phạt.

Thông tư mới quy định, Cảnh sát 113, Cảnh sát khu vực... vẫn được phép xử lý các trường hợp vi phạm giao thông tĩnh như dừng đỗ sai quy định trên vỉa hè, lòng lề đường. 

Thông tư mới quy định, Cảnh sát 113, Cảnh sát khu vực... vẫn được phép xử lý các trường hợp vi phạm giao thông tĩnh như dừng đỗ sai quy định trên vỉa hè, lòng lề đường.


Liên quan đến việc nhiều CSGT trên cả nước vẫn chưa được trang bị "thẻ xanh" nhưng vẫn tuần tra, kiểm soát xử phạt, đại diện C67 cho biết việc triển khai thực hiện Thông tư 45 quá khẩn trương nên không in kịp.

C67 đã hướng dẫn địa phương còn thiếu thẻ thì vẫn tiếp tục thực hiện việc tuần tra, kiểm soát như bình thường nhưng chỉ những CSGT có "thẻ xanh" mới được quyền cầm gậy ra hiệu lệnh dừng phương tiện.

Như vậy nếu người dân bị CSGT không đeo "thẻ xanh" dừng xe thì có thể phản ánh tới C67 bởi theo ông Tuyên, việc quy định như thế cũng là để người dân giám sát lực lượng này.

Thế nhưng, nhiều người cho rằng có thêm "thẻ xanh" thì cũng khó giám sát, giảm tiêu cực của lực lượng CSGT.

Nam Minh(tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn