Nhếch nhác, mất vệ sinh tại Lễ chùa Ông Núi

Thời sựThứ Sáu, 17/02/2012 12:28:00 +07:00

(VTC News) - Từ 24-25 Tháng Giêng (15-16/2/2012), tại chùa Ông Núi hay còn gọi là Linh Phong tự (Phù Cát, Bình Định) đã có hàng chục ngàn lượt người về dự.

(VTC News) - Từ 24-25 Tháng Giêng (15-16/2/2012), tại chùa Ông Núi hay còn gọi là Linh Phong tự (Phù Cát, Bình Định) đã có hàng chục ngàn lượt người về dự. Bên cạnh mặt tích cực thì tại đây vẫn còn những điều cần phải suy nghĩ.
So với những năm trước, tình hình an ninh trật tự năm nay có chiều hướng tốt, giao thông được thông suốt, không xảy ra ùn tắc, kẹt xe. Vấn nạn cờ bạc, ăn xin, hàng rong đeo bám du khách giảm đáng kể. Lực lượng công an gồm CSGT, 113, trật tự, cứu hỏa đặc biệt có sự phối hợp với huyện đội, dân quân tự vệ... từ tỉnh đến xã gần 200 cán bộ chiến sĩ cắm chốt, tuần tra liên tục.
Ngày đầu tiên buổi lễ 15/2, lực lượng chức năng phát hiện 5-7 đối tượng ăn xin đã đưa về Phòng lao động thương binh xã hội huyện Phù Cát giải quyết. Trường hợp có nhà cửa, nhân thân rõ ràng thì cho về nhà, người thân bảo lãnh; ngược lại là người vô gia cư thì chuyển về Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh.
Riêng nạn móc túi, cướp giật, lực lượng chức năng bắt được vài vụ. Lúc 13h30 ngày 15/2, Công an Đồn Cát Tiến (huyện Phù Cát) theo dõi bắt quả tang đối tượng Lê Thị Hồng (SN 1969, ngụ P.Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn) về hành vi trộm cắp tài sản. Hồng khai báo, lợi dụng lúc đông người, thị giả làm khách hành hương cũng chen lấn, xô đẩy rồi trổ nghề "hai ngón" móc túi, trộm cắp nhiều người.
Qua khai thác, được biết băng nhóm hành nghề móc túi có khoảng 5-6 đối tượng, hoạt động theo kiểu "dây chuyền" (kẻ này móc túi rồi chuyền nhanh cho kẻ khác tẩu thoát, phi tang vật chứng).
Trả lời PV VTC News, ông Đặng Đình Cảnh - cán bộ văn phòng UBND xã Cát Tiến, nói: "Nhìn nhận chung, chùa Ông Núi tổ chức phần Hội nhiều hơn phần Lễ. Cái được, đó là nơi hội tụ khách thập phương đến tham quan, viếng chùa. Tăng thu nhập cho bà con nông dân nơi đây".
"Cái xấu không đáng kể. Có chăng là nạn móc túi, bán giá ăn uống hơi đắt so với mặt bằng giá chung vẫn còn tồn tại. Còn như vấn nạn cờ bạc, hàng rong đeo bám, ăn xin thì giảm nhiều. Đặc biệt giá vé giữ xe thì chúng tôi buộc các hộ dân phải niêm yết công khai, đối với xe máy không được vượt quá 5.000đ/chiếc" - ông Cảnh cho biết thêm.
Qua quan sát, về phía người hành hương, chưa ý thức được vấn đề bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh chung trong khi đi lễ chùa, vãn cảnh.
Hình ảnh ghi nhận tại chùa Ông Núi vào hai ngày diễn ra lễ:

 Hàng chục ngàn du khách leo núi đến viếng chùa Ông Núi
 Người lên, kẻ xuống tấp nập
 Lực lượng công an vác loa thông báo tình hình an ninh trật tự
Canh gác trên vách đá cheo leo
Lợi dụng lúc đông người chen lấn, xô đẩy các đối tượng ra tay móc túi
 Bán đồng xu xin keo "âm - dương" giá 10.000đ/cặp
Khu vực chánh điện, nhiều hình ảnh nhếch nhác
 Du khách thắp nhang (hương) xả rác bừa bãi
 Gom lại từng đống
 Gốc cây cảnh "cấm cắm nhang" nhưng vẫn "bị cắm"
 Hồ nước hoa sen nơi đặt tượng Quan Âm Bồ Tát cũng đầy rác bẩn,
đen ngòm, hôi thối gây mất thẩm mỹ
Nhang và bao bì giấy, nhựa... vứt ngổn ngang dưới các gốc cây
 Ăn uống xả rác khu vực chánh điện
 Nhiều bảng chữ kêu gọi "giữ gìn vệ sinh", "bảo vệ môi trường" khắc trên đá, in trên giấy... xem ra mất tác dụng
 Rác đổ bừa vào một góc hốc đá
Hang Tổ - nơi sư thầy tu thiền, viên tịch - nhiều người đến thắp nhang khói bay mù mịt gây ngột ngạt, khó thở
Chân đạp giẫm lên đống nhang bị vứt nằm ngổn ngang dưới đất tại Hang Tổ


Tin, ảnh:Phan Cường
Bình luận
vtcnews.vn