Thú vị ngắm những loài chim sống trên đồi cát nóng bỏng

Thời sựThứ Tư, 17/08/2011 02:39:00 +07:00

Chịu nắng nóng, cát bỏng cùng nhau làm tổ để duy trì giống nòi. Loài chim đã thể hiện khả năng kỳ diệu, vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

Chịu nắng nóng, cát bỏng cùng nhau làm tổ để duy trì giống nòi. Loài chim đã thể hiện khả năng kỳ diệu, vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên

Loài chim cũng biết chọn địa điểm và thời điểm sinh đẻ để bảo đảm cho sự sinh tồn nòi giống. Vùng đồi cát vốn không phải là nơi kiếm mồi sinh sống thường xuyên của loài chim, nhưng từ bao đời nay, đây là nơi nhiều loài chim tìm về mùa làm tổ.

Vùng đồi cát ven biển Quảng Bình là nơi khá hoang vắng, đặc biệt vào mùa hè nơi đây là vùng cát bỏng, nắng nóng, gió Lào. Có lẽ loài chim đã biết tận dụng cơ hội này, chịu nắng nóng để cùng nhau làm tổ, nuôi con, tránh sự phá hại của con người và các loài khác. 

Cú muỗi - loài chim săn muỗi ban đêm. Mỗi năm, vùng đồi cát suốt 3 mùa im ắng, hiếm thấy loài chim nào ở đây, nhưng vừa bước sang mùa hè, không khí ở đây sôi động hẳn lên. Trên bầu trời xanh xuất hiện những cánh chim bay lượn, lảnh lót tiếng ca của các loài như Sơn ca, Cu gáy, Cà kheo, chim Trẩu, Hải âu, Chào mào… 
Trong ảnh là chim non Sơn Ca. Số lượng chim về làm tổ chiếm ưu thế là Cu gáy, loài chim này làm tổ đơn giản chỉ ít cọng rác trên các cành cây phi lao. Chim Sơn ca thì làm tổ ngay dưới gốc những búi cỏ. Chim Trẩu thì khác lạ hơn, đào hang sâu dưới cát để làm tổ.  
Kỳ lạ nhất là loài Hải âu, không cần che giấu tìm đến những cồn cát trắng chói chang, thách thức với ánh mặt trời bốc lửa để làm tổ.  
Trong ảnh là chim Cu gáy non. Tất cả các loài chim về làm tổ ở vùng đồi cát đều có khả năng chịu đựng cái nóng bỏng rát nắng hè. Đó chính là sự kỳ diệu của loài chim, vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên. 
Tổ Chào mào và những chú Chào mào mới ra đời đang chờ thức ăn mẹ mang về. 
Trần trụi tổ chim Hải hâu trên đồi cát trắng. 
Chim Cà kheo. 

Tuy loài chim dù có khôn khéo đến đâu cũng không qua mặt được con người. Mỗi mùa chim làm tổ, trên 90% tổ chim trên đồi cát bị các em nhỏ phá hại lấy trứng và bắt chim non. Sự phát triển của con người ngày nay vốn đã lấn chiếm không gian sống của loài chim, cộng thêm việc nơi sinh sản của chim bị phá hoại, nguy cơ nhiều loài chim một ngày nào đó sẽ biến mất

Theo Lê Văn Thưa
VOV News


Bình luận
vtcnews.vn