Muốn hạ giá thuốc, cần người có năng lực*

Thời sựThứ Bảy, 04/06/2011 05:16:00 +07:00

(VTC News) – “Phải kiên quyết thay người kém năng lực mới đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa chuẩn quốc tế ngành dược” – GS Phạm Song.

(VTC News) – “Phải kiên quyết thay người kém năng lực mới đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa chuẩn quốc tế ngành dược” – GS Phạm Song.

Xung quanh câu chuyện làm sao để hạ được giá thuốc, GS Phạm Song, Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế đã gửi tới VTC News bài phân tích về thị trường dược phẩm nước ta.

 

Làm sao hạ được giá thuốc vẫn là câu hỏi nan giải. Ảnh minh họa: internet. 

Nặng về nhập khẩu

Theo thông tin từ Hiệp hội kinh doanh thuốc VN từ đầu năm đến tháng 4 2011 đã có hơn 70% tổng số mặt hàng thuốc ngoại tăng giá và 100% thuốc nội tăng giá (theo báo Nhân Dân).

Có  yếu tố khách quan tăng giá trên thị trường thế giới điện, xăng, dầu, nguyên liệu hóa dược về thuốc. Nhưng phân tích yếu tố chủ quan thì chúng ta chưa đáp ứng được về cơ bản nguyên liệu hóa dược làm thuốc tối thiết yếu kể cả phụ gia.

Nói cụ thể, thao dược sĩ Nguyễn Tiến Hùng Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc  Vimedimex, năng lực sản xuất của ngành dược Việt Nam còn yếu. Chúng ta chỉ sản xuất được 47% loại thuốc sử dụng trong nước hơn 50% phải nhập khẩu. Trong 47% thuốc tự sản xuất phải sử dụng 90% nguyên liệu nhập ngoại.

Theo báo Nhân Dân, năm 2009 thị phần dược Việt Nam so với nước ngoài là 50/50. Năm 2010 tụt xuống 46/54.

Tuy ngành công nghiệp dược phát triển vượt bực 180 nhà máy cung cấp 22.000 mặt thuốc nhưng 100% nhà máy phải nhập khẩu 90% nguyên liệu và hơn 50% thuốc thành phẩm.

Thuốc Tây liên kết “đánh” thuốc Ta

Theo Ông Cao Minh Quang,  Thứ trưởng Bộ Y tế, phụ trách dược, thì thế giới đánh giá chúng ta ở mức độ phát triển từ 2,5 - 3 (theo hạng phân loại 1-4).  Như vậy, Việt Nam chỉ sản xuất được một số thuốc gốc và xuất khẩu một số dược phẩm.

Cạnh tranh không lại và những thuốc buộc nhập ngoại nhất là thuốc thiết yếu nằm trong tay, mặc dù ta đã đấu thầu để tránh độc quyền nhưng làm sao ngăn cản họ liên kết tăng giá thuốc và gia nhập WTO lại càng khó khi hết hạn dùng rào thuế quan.

Thuốc thiết yếu sản xuất trong nước, Việt Nam quy định quá rộng: 461 tên thuốc. Trong khi ở Mỹ chỉ có 100 tên thuốc, Australia có khoảng 200 tên. Vì thế, chúng ta khó tập trung để đạt yêu cầu sản xuất đáp ứng nhu cầu .

 

Thuốc Tây liên kết "đánh" thuốc ta (Ảnh chỉ mang tính minh họa).
Ảnh: Phạm Yên.
 

Yếu tố quản lý cũng rất quan trọng như quỹ và nơi bản thuốc bình ổn giá chưa tuyên truyền rộng khặp và việc cho kê khai giá thuốc đã được Cục quản lý Dược duyệt thường cao quá. Thế nên tăng mấy cũng chưa phạm luật là một khâu trong quản lý làm tăng giá thuốc cả nội lẫn ngoại.

Thay người kém năng lực

Những biện pháp lâu dài là phát triển công nghiệp hóa dược, coi trọng cây, con làm thuốc. Ví dụ chiết xuất từ cây thanh hao hoa vàng mọc hoang dại ở Cao Bằng chiết xuất ra Artesiminin và dẫn chất chống sốt rét do Plasmodium Falciparrum  kháng thuốc rất  hiệu quả mà y tế thế giới  ban hành tài liệu kỹ thuật chọn làm thuốc hàng đầu. Sau đó, Bộ Y tế Việt Nam ban hành toàn quốc sử dụng 4 năm.

Thay người kém năng lực mới hạ được giá thuốc.
(Ảnh chỉ có tính minh họa. Nguồn: internet
)

Biện pháp kiên quyết làm nhanh hơn là hổ trợ vốn vay ưu đãi, giảm thuế mấy năm để 100% nhà máy dược đạt chuẩn GMP-WHO (GMP: kiểm nghiệm tốt, bảo quản tốt, phân phối tốt ,nhà thuốc tốt, đấu thầu quốc gia cho các cơ sở y tế công lập).

Lúc đó,  vấn đề khuyến khích dùng thuốc nội sẽ rất hiệu quả. Ví dụ, doanh thu Công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa  khi đạt GM,P-WHO tăng 5 lần. Hiện nay có 40 cơ sở đạt GMP Asean 20 đạt GMP-WHO trong tổng số 180 cơ sở

Chính sách về  con người đứng đầu: phải kiên quyết thay người kém năng lực mới đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa chuẩn quốc tế ngành dược .  .

Biện pháp quỹ dự trữ hóa dược làm thuốc chắc chắn là đúng khi chưa có nền công nghiệp hóa  dược hoàn chỉnh và trên thế giới  cũng chỉ có 13 nược đạt như vậy nhưng phải điều tra chọn  lựa thích đáng chất cần dự trữ đúng mức yêu cầu  như dự trữ Tamiflu.

Cần công tâm sử dụng đội ngũ chuyên gia giỏi và tuyển chọn chuyên gia qua thực tiễn.

Củng cố nhà thuốc ra quy định thích hợp để quy định được thực thi phải pháp trị đi đôi với nhân trị. Giáo dục người bán thuốc có tâm có đức vì bán thuốc khác bán kẹo.

Cuối cùng, người tiêu dùng cần thông minh hơn, cùng nhau đoàn kết tẩy chay những nhà thuốc kém chất lượng…

 

Hiện nay, Bộ Y tế đã hình thành Quỹ bình ổn giá thuốc, để tăng cường dự trữ đã đến giai đoạn 2 và số dự trữ tăng gấp 3 lần số 204 hoạt chất làm thuốc. Còn TP Hồ Chí Minh lại có quỹ bình ổn giá hổ trợ cho người nghèo và Bảo hiểm Y tế đã ban hành những biện pháp hành chính quản lý thuốc…

Qua nhiều cuộc họp với Quốc hội và qua báo chí thì lãnh đạo Bộ Y tế đều báo cáo là tuy khó khăn nhưng vẫn bình ổn được giá  thuốc và thường nêu trong rổ 10 hành hóa thiết yếu thì giá thuốc tăng thấp hơn. 

GS Phạm Song

(Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế)\

* Tên bài do VTC News đặt.

Bình luận
vtcnews.vn