Cụ Rùa Hồ Gươm có phải do vua Lê Lợi thả xuống?

Thời sựThứ Sáu, 08/04/2011 11:53:00 +07:00

(VTC News) – Rùa Hồ Gươm hoàn toàn khác các loài rùa khác, có tên là Rafetus leloii, tức là Lê Lợi, vị vua gắn liền với truyền thuyết trả Gươm.

(VTC News) – Rùa Hồ Gươm hoàn toàn khác các loài rùa khác, được đặt tên là Rafetus leloii, tức là  Lê Lợi, vị vua gắn liền với truyền thuyết trả Gươm.

Cụ Rùa Hồ Gươm tên là "Rùa Lê Lợi" 


Trao đổi với VTC News, một nhà khoa học về sinh vật cho biết, Rùa Hồ Gươm có kích thước lớn nhất trong các loài rùa nước ngọt ở Đông Nam Á cũng như trên thế giới.

So sánh cụ Rùa với các loài rùa khác, nhà khoa học này kết luận, rùa Hồ Gươm hoàn toàn khác với các loài rùa khác, và đặt tên là Rafetus leloii.

Chữ Leloii là tên loài, mang tên Lê Lợi, vị vua liền với truyền thuyết trả Gươm cho thần Rùa. Nhưng theo thông lệ quốc tế, tên loài là một từ, không viết hoa và theo tiếng Latinh, “giống đực” phải thêm “i”, còn “giống cái” phải thêm “a” sau cùng.

Một nhà khoa học đặt giả thuyết, rùa Hồ Gươm có thể do vua Lê Lợi thả xuống Hồ Gươm (hồi đó là hồ Lục Thủy).

Lý do là hồ này được chú ý từ thời Lý (Lý Công Uẩn định đô năm 1010) nhưng đến thời Lê mới thấy người ta nhắc đến chuyện rùa, sau truyền thuyết Lê Lợi trả Gươm. “Mặt khác nếu rùa Hồ Gươm vốn dĩ có ở đất Thăng Long thì Hồ Tây và các hồ khác phải có chứ, vì ngày xưa các hồ thông nhau” – nhà khoa học này phân tích.

 

Tiêu bản rùa trong đền Ngọc Sơn, theo ông Trần Khánh, cán bộ Ban Quản lý di tích này cho biết, đó là tiêu bản cụ rùa bị chết năm 1968 nhưng không rõ nguyên nhân. Bộ xương được dựng và trưng bày ở Văn Miếu, sau đó được đưa về lưu trữ ở kho Bảo tàng Hà Nội. Tiêu bản dài 0,545 m, rộng 0,545 m

Phương Đông

 

Bình luận
vtcnews.vn