Chuyện của những nhà báo trở về từ Libya

Thời sựThứ Tư, 16/03/2011 12:03:00 +07:00

(VTC News) – Cả một biển người nhếch nhác, bẩn thỉu với những đôi mắt to nhìn chúng tôi như sinh vật lạ. Họ lao đến vây kín cùng với bụi mù mịt, mùi hôi hám...

(VTC News) – Thức trắng đêm tác nghiệp trong cái lạnh và nóng khắc nghiệt của sa mạc Bắc Phi, các nhà báo Việt Nam liên tục chuyển về nước những hình ảnh chân thực nhất của đồng bào mình nơi chiến sự giao tranh…

Sau chuỗi ngày tác nghiệp ác liệt ở Ai Cập, Libya, Tuynisia, các nhà báo Việt Nam đã kể lại những công việc họ đã làm, để gửi về nước những tin tức nóng hổi nhất.

Nhà báo Việt Phương tại cửa khẩu Ras Jadir, biên giới Tunisia và Libya. Ảnh: Ngọc Thịnh 

Nhà báo Việt Phương (Báo Thanh Niên): Hoàn cảnh nào, người Việt Nam cũng đùm bọc lẫn nhau

Trong suốt 10 ngày, chúng tôi đã được tới một nơi xa lạ. Xa và lạ theo đúng nghĩa đen bởi ở đó, nơi sa mạc xa xôi với những nét văn hóa Hồi giáo khác biệt, tôi đã được chứng kiến sự nỗ lực, sự nhân đạo và tình người đùm bọc lẫn nhau, không chỉ người Việt với nhau mà cả những người khác quốc tịch.

Những ngày đầu tiên của “chiến dịch giải cứu lao động Việt

Nam
” là những ngày cực nhất, vì mọi người trong đoàn hầu như không ngủ. Chập chờn được mấy tiếng trên máy bay sang
Cairo
, xuống đến sân bay là phải lao vào làm thủ tục để đưa lao động về. Tiếp đến là tính đường sang Tunisia, rồi chập chờn ngủ mấy tiếng trước khi đáp chuyến bay sớm lúc 3, 4 giờ sáng để đi thủ đô Tunis, rồi đến Djerba, nơi tập trung đông lao động Việt Nam di tản từ Libya.

Đêm sa mạc ở khu vực Bắc Phi lúc này này rất lạnh!

Những khó khăn ban đầu mà chúng tôi gặp phải là thiếu ngủ, đồ ăn không hợp, rào cản về ngôn ngữ (ở

Tunisia
ngôn ngữ chính là Ả Rập và tiếng Pháp). Về sau thì những khó khăn đó cũng được khắc phục…

Tôi đã phải chạy đua với thời gian để gửi bài về nước trong điều kiện Internet không phải là thoải mái như ở Việt

Nam
. Lúc đó tôi chỉ muốn đưa tin về nhà thật nhanh, để những người thân của lao động ở Việt
Nam
nắm được tình hình, để họ không phải lo lắng khi mà mọi chuyện ở
Tunisia
và Ai Cập đã có đoàn công tác chăm lo.

Tôi nghiệm ra nhiều điều từ chuyến đi này. Đó là tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau của người Việt. Dù có ở đâu, trong hoàn cảnh nào thì người Việt ta cũng thể hiện được truyền thống đó.

Tôi cũng rất ấn tượng về những con người

Tunisia
thân thiện, tốt bụng. Họ giúp đỡ những lao động nước ngoài rất nhiệt tình. Những người dân địa phương còn lập ra một quầy phát thức ăn miễn phí như sữa, nước ngay tại sân bay Djerba, nơi mà những lao động bị mắc kẹt có thể ăn uống thoải mái, và có thể ăn bất cứ lúc nào.

Tôi ngạc nhiên khi người dân ở Djerba biết đến Việt

Nam
. Có lần, một cậu bé học sinh thấy tôi đi trên đường đã hét lên: "Xin chào" khi chạy ngang qua tôi. Hay một anh lái taxi người
Tunisia
kể cho tôi nghe về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về chiến thắng Điện Biên Phủ. Điều đó hoàn gây bất ngờ cho tôi ở một nơi xa xôi như vậy.

Và trong mắt người nước ngoài, theo tôi, người Việt

Nam
chúng ta đã tạo được ấn tượng tốt. Tôi chỉ nói thế này thôi: riêng trong khu trại của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, người Việt
Nam
chúng ta được đánh giá là đoàn kết, kỷ luật, có trật tự, và chưa để xảy ra điều gì gây điều tiếng cho đất nước.

Nhà báo Đình Thắng (Báo Tiền Phong): Đói và đói...

Lần nguy hiểm đầu tiên phải kể tới là có mặt trên Quảng trường Tahrir (
Cairo
, Ai Cập). Đây chính là nơi những người chống Chính phủ Ai Cập từng cắm trại biểu tình trong hàng tuần lễ đòi Tổng thống nước này phải từ chức và họ đã thành công. Đây cũng là nơi một nữ nhà báo Mỹ bị hãm hiếp và một số nhà báo quốc tế khác bị đánh đập.

Nhà báo Đình Thắng phỏng vấn nhân viên cứu trợ quốc tế

Vì tính chất đặc điểm và dấu ấn lịch sử của Quảng trường Tahrir nên tôi quyết tâm đến đó bằng được. Thật bất ngờ, lúc đó lại diễn ra biểu tình đòi Thủ tướng nước này từ chức. Xe tăng có mặt khắp nơi trong thành phố, lính được vũ trang đầy đủ. Chúng tôi xuống quảng trường này cỡ 20 phút để ghi nhận thông tin và nhanh chóng leo lên xe về khách sạn để tránh hiểm nguy đáng tiếc. Tuy nhiên, cũng phải mất 3-4 tiếng kẹt giữa bạt ngàn xe trên đường phố tắc nghẽn mới trở về nơi an toàn. Thật hú vía!

Lần nguy hiểm thứ 2 là lên biên giới giữa

Tunisia
Libya
đưa tin người lao động chạy loạn khỏi nơi súng đạn. Cả một biển người nhếch nhác, bẩn thỉu với những đôi mắt to nhìn chúng tôi như sinh vật lạ. Họ lao đến vây kín cùng với bụi mù mịt, mùi hôi hám. Tôi chắc mẩm kiểu gì cũng bị cướp giật, nhưng khi nói nói là nhà báo đến từ Việt
Nam
, lạ thay họ giãn ra, rồi kêu cứu.

Toàn là những người
Bangladesh
, Ai Cập. Có vẻ như họ bị bỏ rơi. Họ không có chỗ bấu víu nên đành cầu cứu truyền thông quốc tế. Sau đó, chính tôi nhìn thấy những người tị nạn này cùng lao vào tranh giành lương thực. Cũng may, tôi đã phòng xa nên mang theo khẩu trang nếu không sẽ khó tránh khỏi bệnh dịch lây qua đường hô hấp ở nơi hỗn loạn và ngập tràn mùi người chạy loạn.

Những ngày đầu tác nghiệp: Đói và đói. Cũng may vì mải mê lấy tin bài nên dễ quên cảm giác này. May nhất là các tổ chức nhân đạo luôn túc trực để phát bánh mì, nước uống cho người tị nạn. Quá trưa hoặc chiều, tôi lại mon men lại gần nơi phát thực phẩm để nhận một ổ bánh mì và chai nước. Như thế cũng tạm qua bữa. Những ngày sau, tìm được khách sạn, tình hình được cải thiện rất nhiều.

Nhà báo Nhan Sáng (Thông Tấn xã Việt Nam): Xúc động khi cờ tổ quốc tung bay

Hằng ngày, chúng ta vẫn thấy cờ đỏ sao vàng nên chưa thực sự thấy đặc biệt. Nhưng giữa mênh mông sa mạc cát trắng, nơi người dân các nước tập trung di tản, chợt nhìn thấy lá cờ Tổ quốc tung bay, mới thấy lòng mình xúc động.

Cờ tổ quốc tung bay trong sa mạc Bắc Phi. Ảnh: Nhan Sáng

Khi tới biên giới

Libya
Tunisia
, tôi đã đến lán trại của người Việt mình và biết được câu chuyện của lá cờ. Vốn là có một công nhân Việt đến nơi tập trung sớm nhất nhưng các khoảng đất ở đó đã có người nước khác lập lán trại. Vì thế anh này bèn đi xa hơn một chút, lập lều cho mình, không quên cắm cờ Tổ quốc để đồng bào mình biết mà tìm đến.

Nơi biên giới ấy, trong khi nhiều người nước khác tranh cướp thức ăn của các tổ chức chia cho, thì người lao động Việt Nam rất trật tự đứng xếp hàng chờ phát đồ ăn.

Tôi vẫn còn nhớ ngày đầu tiên đáp máy bay xuống Ai Cập. Ở đó có những công nhân của chúng ta đang được cách ly để chờ về nước. Nên khi thấy người mình sang, họ hét lên sung sướng, ôm chầm lấy chúng tôi. Họ còn tranh nhau trả lời báo chí, để cho người thân ở nhà biết là họ vẫn khỏe mạnh…

Tôi đã phỏng vấn một vài người dân

Bangladesh
,
Senegal
,
Kenya
…Họ rất khâm phục ý chí người Việt, khâm phục Chính phủ chúng ta đã giải cứu đồng bào kịp thời. Khi nói những điều này, ánh mắt họ buồn buồn, mặc cảm. Không biết giờ này, họ đã về nước hay vẫn khắc khoải chờ mong?

Trong những ngày ở
Libya
, tôi dậy từ 5h sáng để tác nghiệp, tối chỉ ngủ khoảng 3 tiếng. Tôi phải chụp ảnh, viết tin, quay phim, thuyết minh…để gửi về nhà kịp thời.

Cho đến hôm nay, khi đã về nước, tôi vẫn lâng lâng niềm tự hào khi được tác nghiệp trong hoàn cảnh đầy biến động ấy.

Hoàng Tuân ghi



Bình luận
vtcnews.vn