Mưa lớn, miền trung chìm trong biển nước

Thời sựThứ Ba, 24/08/2010 06:02:00 +07:00

(VTC News) - Do lượng mưa lớn kéo dài từ sáng sớm đến chiều tối ngày 23/8, nhiều tỉnh, thành phố tại miền trung đã chìm trong biển nước.

(VTC News) - Do lượng mưa lớn kéo dài từ sáng sớm đến chiều tối ngày 23/8, thành phồ Huế đã chìm trong biển nước. Tất cả các tuyến đường quan trọng trong thành phố như Hùng Vương, Bến Nghé, Đống Đa, Nguyễn Huệ, Hải Triều... bị nước bao vây.

Lúc 13 giờ 20 phút ngày 23/8, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, một cơn lốc xoáy lớn quét qua địa bàn 2 xã Quảng Ngạn và Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh TT. Huế làm ít nhất 38 nhà dân bị tốc mái, ước tính thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng.

Theo đó, tại xã Quảng Lợi có 29 nhà tốc mái, 6 chiếc thuyền bị đánh chìm nhưng may mắn không có thương vong về người. Trong đó, thôn Ngư Hạ có 6 nhà bị tốc mái, thôn Ngư Hạ Đông có 15 nhà và 5 thuyền bị chìm, thôn Ngư Mỹ Thạnh có 3 nhà và 1 chiếc thuyền bị chìm, thôn Thủy Lập có 6 nhà tốc mái.

Mưa lớn khiến cho nhà dân bị tốc mái

Còn tại xã Quảng Ngạn có 9 nhà dân ở thôn 1 và thôn 2 bị tốc mái. Sau khi xảy ra trận lốc xoáy, chính quyền 2 xã Quảng Lợi và Quảng Ngạn đã huy động lực lượng đến hỗ trợ người dân lợp lại nhà. 

Do lượng mưa lớn kéo dài từ sáng sớm đến chiều tối ngày 23/8, thành phồ Huế đã chìm trong biển nước. Tất cả các tuyến đường quan trọng trong thành phố như Hùng Vương, Bến Nghé, Đống Đa, Nguyễn Huệ, Hải Triều... bị nước bao vây, mực nước ngập có nơi gần 1m khiến cho hoạt động lưu thông xe cộ qua lại rất khó khăn.

Đặc biệt đến lúc 17 giờ chiều ngày 23/8, khi học sinh tan trường cũng là giai đoạn mực nước dâng cao đỉnh điểm khiến cho hàng trăm học sinh bị “mắc kẹt” phải chôn chân tại cổng trường.

Trước ảnh hưởng của bão, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh TT. Huế rất nhiều diện tích lúa đang đến độ thu hoạch bị ngập nước. Để tránh tình trạng mất trắng, bà con đã nỗ lực hết mình “vớt vát’ diện tích lúa trên đồng.

Nông dân gồng mình cứu lúa trong mưa lớn

Ghi nhận tại vùng thấp trũng nhất tỉnh TT. Huế là huyện Quảng Điền, nông dân ở đây đang điêu đứng trước nguy cơ mất trắng lúa ngay ở trên đồng. Toàn bộ diện tích lúa ở các xã Quảng Thọ, Quảng Phú, Quảng Phước, thị trấn Sịa nước đã lên cao từ 0,3m cho đến 1,3m. Từ sáng sớm cho đến chiều tối nay, hàng trăm nông dân phải gồng mình gặt lúa trên những cánh đồng mênh mông nước lũ. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn rất nhiều cánh đồng chưa gặt bị nước ngập khi dân chưa kịp gặt.

Tương tự cảnh “vắt chân lên cổ” gặt lúa tại một số huyện như Phú Vang, Phú Lộc người dân cũng đang sốt vó khi diện tích lúa bị ngập chìm mỗi lúc càng nhiều.

Hiện nay, tỉnh TT. Huế vẫn còn mưa trên diện rộng, một số tuyến đường chính vẫn ngập sâu trong nước.

Bắn pháo hiệu cho tàu thuyền tránh bão

Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiến cứu nạn (PCLB&TKCN) TP Đà Nẵng chiều 23/8 cho biết, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã điều tàu SAR412 lên đường cứu nạn tàu ĐNa61406 bị hỏng máy và trôi dạt trên biển.

Theo đó, tính đến 17h chiều ngày 23/8/2010, đã có 2.053tàu với 9.105 lao động trên biển nhận được thông tin báo bão và diễn biến của cơ bão số 3; riêng 1.923 tàu với 8.075 lao động đã về bến neo đậu an toàn. Hiện còn 129 tàu với 1.018 lao động đang hoạt động trên biển, trong đó khu vực biển Nghệ An có 01 tàu/06 lao động, vùng biển từ Quảng Ngãi- Bình Định có 17 tàu/284 lao động, vùng biển từ Quảng Bình- Đà Nẵng và ven bờ Đà Nẵng có 111 tàu/728 lao động đang hoạt động trên vùng biển gần bờ.

Trước diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới, sáng 23/8 phương tiện đánh cá của bà con ngưu dân đã được kéo lên bờ 

Mặc dù chưa có thiệt hại về người và phương tiện, nhưng  theo thông tin từ Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng, hiện có 1 tàu đang gặp nạn trên biển và đang được lực lượng cứu hộ cứu nạn ứng cứu và lai dắt về đất liền.

Theo đó, sau khi nhận tín hiệu cấp cứu từ tàu cá mang số hiệu ĐNa 61406 TS do ông Trần Út làm thuyền trưởng cùng 10 thuyền viên trên tàu ĐNa 61406 tại tọa độ 16,25 độ Vĩ Bắc, 108,38 độ Kinh Đông trên vùng biển Đà Nẵng bị chết máy khi đang trên đường vào đất liền, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Khu vực 2 đã điều tàu SAR 412 cùng 18 thủy thủ đã rời Đà Nẵng lên đường ra cứu hộ tàu ĐNa 61406.

Theo thống kê của Ban chỉ huy PCLB&TKCN TP Đà Nẵng, tính đến chiều 23/8 đã có 1.923 tàu với 8.075 lao động đã neo đậu và về bến an toàn

Chiều cùng ngày, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, TP Đà Nẵng đã hứng chịu cơn mưa như trút nước kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ khiến một loạt các tuyến đường trên địa bàn TP bị ngập úng nghiêm trọng. Một loạt các tuyến đường Đống Đa, Quang Trung (đoạn qua bệnh viện Đà Nẵng), Tô Hiến Thành đoạn quan khu tập thể Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh (Q.Sơn Trà)..Cùng các ngã tư : Đống Đa-Lê Lợi, đường Lê Duẩn đoạn từ ngã tư Ông Ích Khiêm đến Hoàng Hoa Thám, ngã ba Đống Đa-Lý Thường Kiệt... đã bị ngập úng.

Bên cạnh đó, tình trạng ngập úng xảy ra vào đúng giờ tan tầm khiến tình trạng kẹt xe cục bộ tại 1 số tuyến đường đã xảy ra. 

Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại TP Đà Nẵng:

Ngã tư Lê Lợi - Đống Đa là điểm ngập úng nặng nề nhất

Nước ngập hơn nửa bánh xe khiến hàng loạt xe mô tô chết máy khi cố đi qua đây 

 

Trong cơ mưa chiều ngày 23/8, đường Đống Đa (TP Đà Nẵng) bỗng chốc biến thành sông lớn... 

Các ngã ba, ngã tư trong trung tâm TP nhanh chóng biến thành sông, hình ảnh tại ngã ba Lý Thường Kiệt - Đống Đa... 

Nước ngập nặng nề, người dân phải dùng ván gỗ để ngăn rác theo nước tràn vào nhà 

Dưới đây là một số hình ảnh ngập lụt tại Huế được PV ghi nhận:
Nước ngập tại tuyến đường Bến Nghé
Đường Hùng Vương ngập nước
Nước ngập các tuyến đường, phương tiện giao thông "chôn chân" tại trước nhà văn hóa trung tâm TP. Huế
Học sinh đi học về bị mắc lụt ngay trên phố
"Nạn nhân" của cơn mưa lớn tại TP. Huế

Trần Viết Long - Bửu Lân

Bình luận
vtcnews.vn