Tham nhũng GD ảnh hưởng nghiêm trọng danh dự nhà giáo

Thời sựThứ Sáu, 28/05/2010 03:44:00 +07:00

(VTC News) - Thiệt hại về kinh tế không nhiều, song tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục đã gây nên hậu quả xấu nhiều mặt đặc biệt là danh dự các nhà giáo...

(VTC News) - "Thiệt hại về kinh tế không nhiều, song tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục đã gây nên hậu quả xấu nhiều mặt đặc biệt là danh dự các nhà giáo...", ông Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT thẳng thắn nhận định trong cuộc đối thoại về thực trạng và giải pháp phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục.

Nhiều ví dụ được nêu ra tại hội thảo để minh chứng cho vấn đề này. Tiêu biểu tại trường ĐHSPKT Hưng Yên từng phát hiện vụ việc một giáo viên nhận thơn 24 triệu đồng của sinh viên để... photo bài giải thi hết môn. Số tiền này cao gấp nhiều lần lương giáo viên, trong khi tiền thưởng tết chỉ từ 50-100 nghìn đồng/người. Kết quả, sau đó giáo viên này bị xử lý về hành vi mua bán điểm và bị buộc thôi việc


Tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục xuất phát từ khâu tuyển sinh đầu cấp (ảnh chỉ mang tính minh họa) 
 

Song đó chỉ là một trong 23 vụ việc tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục được Bộ GD&ĐT phát hiện, xử lý trong 5 năm trở lại đây (từ năm 2006 đến nay). Nhưng ông Quý khẳng định, công tác phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí tại các cơ sở giáo dục đã được thực hiện ngiêm túc, đúng quy đinh.

 

Sau lĩnh vực y tế, cuộc đối thoại với các nhà tài trợ lần thứ 7 tập trung vào công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) trong lĩnh vực giáo dục.

 

Khoanh vùng tham nhũng giáo dục

 

“Một số giáo viên lợi dụng trách nhiệm được giao mua bán điểm  đã đánh mất tư cách của mình trước học sinh và cha mẹ: nhận tiền để photo bài giải thi hết môn, yêu cầu học sinh nọp tiền chạy điểm, yêu cầu sinh viên nộp tiền khi hướng dẫn làm đồ án... ", ông Ngô Mạnh Hùng, Cục phó Cục Chống tham nhũng Thanh tra Chính phủ (TTCP) khẳng định.
Bức tranh về tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục được Bộ GD&ĐT tạo phác họa trong 3 lĩnh vực chủ yếu: Day thêm - học thêm; tuyển sinh đầu cấp và thực hiện các khoản thu..


Theo ông Quý, cá biệt có một số nhà giáo đã cắt giảm chương trình khóa học theo quy định để đưa vào dạy thêm, bắt ép học sinh để vụ lợi. Hai lĩnh vực còn lại còn rắc rối và tinh vi hơn rất nhiều.


Ở tuyển sinh đầu cấp thì ngay từ khâu lập hồ sơ đã phát sinh  tiêu cực trong tuyển sinh trái tuyến. Có hiện tượng tổ chức ôn thi, luyện thi vào đại học, vào các lớp đầu cấp trái phép, thu học phí cao tạo ra tâm lý lo âu đối với các bậc cha mẹ học sinh và học sinh.


Ông Quý cho biết, các khoản thu thì gây nên quá nhiều bức xúc cho xã hội từ mầm non đến đại học mà xuất phát từ việc tự đặt ra các khoản thu, mượn danh nghĩa cha mẹ học sinh gây quỹ rồi bắt ép các bận phụ huynh đóng góp…

 

“Một số giáo viên lợi dụng trách nhiệm được giao mua bán điểm đã đánh mất tư cách trước học sinh và cha mẹ: nhận tiền để photo bài giải thi hết môn, yêu cầu học sinh nộp tiền chạy điểm, yêu cầu sinh viên nộp tiền khi hướng dẫn làm đồ án...", ôg Ngô Mạnh Hùng, Cục phó Cục Chống tham nhũng Thanh tra Chính phủ (TTCP) khẳng định.

 

Chi tiết hơn, TTCP cho rằng có đến 7 sai phạm cơ bản dễ phát sinh tham nhũng. Cụ thể, ngoài điểm giống bộ GD&ĐT còn thêm các lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, công tác xuất bản sách giao khoa và công tác tổ chức cán bộ..

 

Trong đó, hầu hết các gói thiết bị giao dục chủ đầu tư không lập kế hoạch kinh phí thực hiện hoặc lập không sát thực tế nên xảy ra thừa, thiếu, không đồng bộ gây lãng phí. Thậm chí sử dụng sai mục đích nguồn kinh phí đầu tư…

 

Ông Quý khẳng định những năm tiếp theo sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện các quy định về trách nhiệm thực thi công vụ và chuẩn đạo đức nghề nghiệp của cán bộ giáo viên, đồng thời kiến nghị để có cơ chế chính sách ưu tiên cho phát triển giáo dục và nâng cao từng bước đời sống.


Hà Lan

Bình luận
vtcnews.vn