Chiến hạm hộ vệ của Malaysia có gì mạnh?

Tổng hợpThứ Tư, 09/06/2010 06:02:00 +07:00

(VTC News)- Hộ vệ hạm lớp Laksamana được trang bị hệ thống tên lửa hải đối không Albatros với khả năng tiêu diệt máy bay, tên lửa.

(VTC News) -  Hiện nay lực lượng hải quân Malaysia đang được trang bị và khai thác 4 tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Laksamana trọng tải mỗi chiếc khoảng 650 tấn. Các chiến hạm hộ vệ của Hải quân Malaysia là sản phẩm nghiên cứu và chế tạo của tập đoàn đóng tàu Fincatieri của Italy.

Chiến hạm hộ vệ lớp Laksamana của Hải quân Malaysia. 

Tháng 10/1995, đại điện của hải quân Malaysia là Bộ tài chính nước này đã ký kết một hợp đồng với tập đoàn đóng tàu Fincantieri của Italy để mua về 4 tàu hộ vệ tên lửa trọng tải 650 tấn. 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Laksamana đầu tiên mang tên  Hang Nadim và Tun Abdul Jamil (số hiệu 134, 135) chính thức
được bàn giao cho Hải quân Malaysia vào tháng 2/1997.

Các hộ vệ hạm lớp Laksamana của Malaysia được đánh số từ 134 đến 137. 

2 chiếc tiếp theo có tên Muhammed Amin và Tan Pusmah (số hiệu 136,137) được chuyển giao vào tháng 7/1999. Ban đầu, cả 4 chiến hạm hộ vệ mang tên lửa mà Hải quân Malaysia đang sở hữu thuộc đơn đặt hàng của chính quyền Iraq với tập đoàn Fincatieri nhưng do Iraq vấp phải lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc và đã phải huỷ bỏ.

2 hộ vệ hạm 134, 135 của Malaysia đang hoạt động trên biển. 

Một số thiết kế trên các chiến hạm Laksamana theo yêu cầu ban đầu của Hải quân Iraq đã được chuyển đổi khi tập đoàn Fincatieri chế tạo và bán cho Hải quân Malaysia. Tàu chiến hộ vệ lớp Laksamana sử dụng 4 động cơ diesel MTU 20 V 956 TB 92. Loại hộ vệ hạm tên lửa này có thể chạy với vận tốc tối đa 36 knot (tương đương 66,6 km/giờ), tầm hoạt động tối đa 2.300 hải lý ở tốc độ 18 knot/giờ.

Mỗi chiến hạm Laksamana có trọng tải 650 tấn. 

Hoạt động chỉ huy, thông tin của các chiến hạm lớp Laksamana được điều hành thông qua 2 hệ thống IPN (chiến hạm Hang Nadim và Tun Abdul Jamil)10 và IPN-S (chiến hạm Muhammed Amin và Tan Pusmah). Cả hai hệ thống trên đều là sản phẩm hợp tác giữa tập đoàn Selex Sistemi Integrati và Thales Nederland Link Y.

Tàu Laksamana mang số hiệu 137. 

Qúa trình kiểm soát và điều khiển hoả lực của chiến hạm lớp Laksamana dựa trên hai hệ thống NA21 và DARDO kết hợp với các ra đa hiện đại do Selex Sistemi Integrati nghiên cứu và sản xuất. Chiến hạm hộ vệ lớp Laksamana của Hải quân Malaysia được trang bị hệ thống phóng tên lửa hải đối hải tầm xa Otomat Mark 2/Teseo do tập đoàn MBDA (trước đây là Alenia and Matra BAe Dynamics) sản xuất.

Tên lửa Otomat Mark 2/Teseo có khả năng mang đầu đạn nặng 210 kg. 

Mỗi chiến hạm được bố trí 6 ống phóng tên lửa Otomat Mark 2/Teseo (3 ống quay sang phải, 3 ống hướng sang trái trên thân sau của tàu). Tên lửa Otomat Mark 2/Teseo có khả năng mang đầu đạn nặng 210 kg với tầm bắn hiệu quả 120 km với tốc độ 0,9 Mach.

Tháp súng máy 40 mm phía sau thân tàu. 

Hộ vệ hạm lớp Laksamana cũng được trang bị hệ thống tên lửa hải đối không tầm trung có tên Albatros với khả năng tiêu diệt các mục tiêu là máy bay, tên lửa hạm đối hạm của đối phương. Hệ thống phòng không này sử dụng tên lửa siêu thanh ( 2.5 Mach) Aspide với trọng lượng đầu đạn 33 kg, tầm bắn hiệu quả 15 km.

6 ống phóng tên lửa hạm đội hạm Otomat Mark 2/Teseo.  

Mỗi chiến hạm thuộc lớp Laksamana của Hải quân Malaysia được trang bị một súng máy chủ lực cỡ nòng 76 mm Oto Melara Super Rapid bố trí ở tháp pháo phía trước. Tốc độ bắn của tháp súng máy này đạt 120 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 16 km. Ngoài ra, mỗi chiến hạm lớp Laksamana được trang bị 1 súng máy đa năng cỡ nòng 40 mm Oto Melara L70 bố trí ở thân sau với tầm bắn hiệu quả 12,5 km, tốc độ bắn tối đa 300 phát/phút.


Một loại vũ quan trọng khác được bố trí trên các chiến hạm lớp Laksamana là ống phóng ngư lôi ILAS-3. Đây là sản phẩm do tập đoàn Whitehead Alenia of Salvanio cũng của Italy nghiên cứu và sản xuất. Mỗi hộ vệ hạm lớp Laksamana được trang bị 2 hệ thống phóng (mỗi bệ phóng gồm 3 ống phóng lôi săn ngầm A244/S tầm bắn 7 km) ILAS-3 bố trí hai bên sườn.

Tên lửa siêu thanh Aspide rời bệ phóng. 

Chiến hạm hộ vệ lớp Laksamana có khả năng tác chiến điện tử nhờ được trang bị 1 hệ thống chặn ra đa INS-3, 1 hệ thống gây nhiễu sóng TQN-2. Đây cũng là hai sản phẩm do tập đoàn Selex Sistemi Integrati nghiên cứu và sản xuất.


Thêm vào đó, hai bên sườn chiến hạm đều được bố trí các thiết bị phóng nhiễu “mồi giả” Oto Melara 105 mm để đánh lừa tên lửa điều khiển bằng ra đa và sự phát hiện của ra đa từ tàu ngầm và tàu nổi của đối phương.

Lê Dũng(Tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn